Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Siêu tổng công ty” tiếp tục thoái vốn tại hơn 200 doanh nghiệp

Lực cầu của thị trường gia tăng mạnh những tháng vừa qua là một thuận lợi đối với kế hoạch thoái vốn của SCIC - Ảnh: Quang Liên.
 

 Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn tại 200 doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm.

Thông tin trên được SCIC đưa ra ngày 2/7, cùng với một số kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2009.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm (tính đến 20/6), “siêu tổng công ty” này đã thực hiện bán vốn tại 66 doanh nghiệp, gần bằng con số đã thực hiện được trong năm 2008 (69 doanh nghiệp); trong đó bán vốn toàn bộ tại 60 trường hợp; giá trị ghi sổ phần vốn bán là 152,3 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 229,92 tỷ đồng, giá bán bình quân trên mệnh giá đạt 1,5 lần.

Theo Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá, sở dĩ có được kết quả trên là do một số rào cản về cơ chế bán vốn đã bước đầu được tháo gỡ và thị trường trong những tháng vừa qua đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là lực cầu đã có những gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, SCIC cũng đã có những biện pháp chủ động hơn như tăng cường phối hợp với các địa phương, các công ty chứng khoán; tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời thực hiện các đề án tái cơ cấu để cải thiện tình hình hoạt động và quản trị doanh nghiệp, tạo sự hấp dẫn hơn của “nguồn hàng” đối với các nhà đầu tư.

Theo kế hoạch, trong 6 tháng còn lại của năm 2009, SCIC sẽ tiếp tục bán vốn tại hơn 200 doanh nghiệp.

Về định hướng thoái vốn chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết thêm, hiện việc SCIC quản lý quá nhiều doanh nghiệp nhỏ thuộc những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn sẽ khiến hoạt động của Tổng công ty dàn trải, phân tán.

“Để thực hiện có hiệu quả chức năng cổ đông năng động của doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, SCIC phải nhanh chóng tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2012, tổng số doanh nghiệp trong danh mục chỉ còn hơn 100 và đó là những doanh nghiệp lớn, hoạt động trong những ngành, lĩnh vực thiết yếu Nhà nước cần nắm giữ vốn”, Bộ trưởng Ninh nói.

Về hoạt động đầu tư mới, trong 6 tháng đầu năm 2009, SCIC đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án Nhiệt điện Quảng Ninh với tỷ lệ tham gia 10% vốn điều lệ. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện chính thức trong tháng 9/2009. Ngoài ra, tổng công ty này cũng đang kết hợp với các nhà đầu tư chuyên ngành triển khai loạt dự án như dự án sân bay Long Thành, khu tài chính - ngân hàng Thủ Thiêm (Tp.HCM), Tháp tài chính (Hà Nội)...

Cũng theo thông tin vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2009, doanh thu của SCIC đạt 1039,17 tỷ đồng, bằng 42,76% kế hoạch; trong đó lợi nhuận thực hiện trước thuế là 868,9 tỷ đồng, bằng 58,78% kế hoạch

(TheoVnEconomy)

  • Nhiều doanh nghiệp Thái Lan quan tâm tới thị trường Việt Nam
  • Home Center - Sodimac (Chile) quan tâm hàng hóa Việt Nam
  • PVI từ chối bảo hiểm ôtô tai nạn
  • Kế hoạch bí mật của Intel
  • BlackBerry: 7,8 triệu chiếc bán được trong một quí
  • Boeing hoàn tất giai đoạn giữa quá trình thử nghiệm máy bay 787 Dreamliner đầu tiên
  • Apple tiêu thụ 1 triệu chiếc iPhone 3GS trong tuần đầu tiên
  • Kingston ra mắt USB 128 GB đầu tiên trên thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao