Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sony giải bài toán “giành lại vị thế”

Ba thành viên ban lãnh đạo Sony (từ trái qua phải): Phó chủ tịch điều hành Hiroshi Yoshioka, Giám đốc điều hành Howard Stringer và Kazuo Hirai, Chủ tịch nhóm thiết bị và sản phẩm tiêu dùng. - tinkinhte.com
Ba thành viên ban lãnh đạo Sony (từ trái qua phải): Phó chủ tịch điều hành Hiroshi Yoshioka, Giám đốc điều hành Howard Stringer và Kazuo Hirai, Chủ tịch nhóm thiết bị và sản phẩm tiêu dùng.

Trong bối cảnh Sony đang nỗ lực tái lập vị thế công nghệ của mình, Giám đốc điều hành Howard Stringer quyết định đặt cược vào một chiến lược mới: tăng cường nội dung trực tuyến cho nhiều thiết bị của mình hơn.

Trong một lần xuất hiện gần đây của ban lãnh đạo Sony trước công chúng, Giám đốc điều hành Howard Stringer cho biết tập đoàn khổng lồ này của Nhật đang chuyển động nhanh hơn bao giờ hết để đối phó cùng một lúc với hai thách thức.

Thúc đẩy nội dung trực tuyến    

Một mặt, Sony đang chạy đua để thu hẹp khoảng cách với những công ty công nghệ sử dụng nhiều dịch vụ Internet để thúc đẩy doanh số của những thiết bị như máy nghe nhạc số và thiết bị đọc sách điện tử. Sony từng là người đi tiên phong trong hai dòng thiết bị này, nhưng lợi thế ban đầu này giờ không còn nữa do không có một thành phần trực tuyến mạnh mẽ đi kèm.   

Để giải quyết thách thức này, Sony có kế hoạch xây dựng một nền tảng dựa trên dịch vụ game và phim trực tuyến PlayStation Network. Nền tảng này – tương tự như dịch vụ iTunes của Apple – kết nối nhiều thiết bị của Sony với những nội dung như video game, phim, nhạc, sách số và ứng dụng phần mềm của bên thứ ba. Sony hình dung về một dịch vụ có thể được truy xuất thông qua ti-vi, đầu đĩa Blu-ray cũng như các sản phẩm di động, biến những sản phẩm phần cứng này trở thành nền tảng cho một loạt nội dung với số lượng không ngừng gia tăng. Công ty cho biết dịch vụ sẽ cho phép những chiếc ti-vi của họ “tiến hóa” theo thời gian và mang lại doanh thu ngay cả sau khi sản phẩm được bán. Sony không tiết lộ những chi tiết khác, như giá cả và thời điểm tung ra dịch vụ mới, nhưng cho biết sẽ tung ra những sản phẩm di động mới có khả năng kết nối với nó.

Nền tảng mới nói trên – hiện tạm được gọi là Sony Online Service – đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực thúc đẩy nội dung trực tuyến của công ty. Sự kết hợp giữa nội dung và phần cứng từ lâu luôn là một phần quan trọng trong chiến lược của Sony, có từ thời công ty này mua CBS Music năm 1987 và Colombia Pictures năm 1989. Tuy nhiên, công ty này hiếm khi tạo được sức mạnh từ sự kết hợp nói trên trong quá khứ, do tình trạng đấu đá nội bộ và thiếu những mục tiêu được chia sẻ. Richard Doherty, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Envisioneering Group, đặt câu hỏi: “Họ có nhân tài, công nghệ và kỹ thuật, nhưng liệu họ có ý chí và sự sẵn sàng hay không?”. Ông cũng chỉ ra rằng Sony từng vật lộn với nỗ lực làm cho các bộ phận kinh doanh độc lập của mình làm việc cùng nhau trong một thời gian dài.

Cải tổ bộ phận điện tử

Trước những mối hoài nghi nói trên, ông Stringer khẳng định rằng công ty hiện đã trở nên đoàn kết hơn. Chẳng hạn như, theo ông, chính sự phối hợp giữa bộ phận nội dung và bộ phận phần cứng đã giúp chuẩn video Blu-ray của Sony đánh bại đối thủ HD-DVD của Toshiba. Ông tin rằng sự cộng tác này cũng sẽ mang lại hiệu quả trong nỗ lực lần này, bên cạnh sự hỗ trợ từ sức mạnh phân phối của Internet. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng Sony vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Kevin Chang, một chuyên gia của Công ty Fitch Ratings, nhận định rằng những nỗ lực của Sony cho đến nay vẫn chưa mang lại sự cải thiện cụ thể nào về sức cạnh tranh và khả năng sinh lời của mình.

Chưa hết, Sony còn phải đối mặt với một thách thức lớn không kém là cải tổ bộ phận sản phẩm điện tử. Bộ phận chủ chốt này đang oằn mình với gánh nặng về chi phí và sự thiếu hiệu quả của chuỗi cung ứng. Điều này khiến công ty gặp bất lợi so với những tập đoàn lớn khác, như Samsung Electronics Co., lẫn công ty mới như nhà sản xuất ti-vi Vizio Inc.

Để giải quyết thách thức này, Sony đã giảm được 80% trong số 330 tỷ yen chi phí hằng năm mà công ty đề ra, đồng thời cắt giảm 19.500 việc làm (tương đương 12% số nhân viên tại bộ phận trò chơi điện tử và sản phẩm điện tử). Ngoài ra, công ty cũng đề ra những mục tiêu táo bạo cho nỗ lực thúc đẩy công nghệ không gian ba chiều (3D). Sony hy vọng doanh thu từ ti-vi 3D, trò chơi điện tử và đầu đĩa Blu-ray sẽ đạt 1.000 tỷ yen trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2013.

(Theo Minh Phương // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Wall Street Journal)

  • Petro Vietnam lập công ty liên doanh tại Nga
  • KPMG đạt doanh thu 20,1 tỷ USD năm 2009
  • TKV triển khai 13 dự án với công suất 13.106MW
  • Nokia không lọt vào Top 10 di động Mỹ 2009
  • EVN tăng giá thuê cột điện, VNPT “cầu cứu”
  • Tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar
  • Apple “lên giá” sau tin đồn về máy tính bảng Tablet
  • Doanh nghiệp dệt may: Không dễ mở thị trường mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao