Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự bình đẳng về vai trò của Doanh nhân

Đã có bao nhiêu cuộc đình công không đúng theo qui định diễn ra, nhưng DN là người duy nhất phải gánh hậu quả

 Đã có bao nhiêu cuộc đình công không đúng theo qui định diễn ra, nhưng DN là người duy nhất phải gánh hậu quả

Doanh nhân ngày càng khẳng định tâm thế, vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước, xứng đáng được xã hội tôn vinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản và bất bình đẳng cần phải được nhìn nhận và giải quyết.

Đó là nội dung trong ý kiến đóng góp của TS Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP đầu tư U&I, Bình Dương, đại biểu Quốc hội khoá XII về thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, góp phần vào xây dựng Đề án "Phát huy vai trò doanh nhân VN trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế".

Bất kỳ ai làm kinh doanh, dù dưới hình thức nào, đều có thể coi là doanh nhân. Tuy nhiên, muốn xây dựng Đề án "Phát huy vai trò doanh nhân VN trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế" thì việc đầu tiên và cơ bản là phải nhìn nhận rõ vai trò bình đẳng giữa DN của mọi thành phần kinh tế. Dường như chúng ta vẫn đang dành quá nhiều quyền cho các DN nhà nước dù hoạt động của họ chưa thực sự hiệu quả. Đương nhiên các DN nhà nước vẫn có vai trò quan trọng với những ngành, những dự án mà DN của các thành phần kinh tế khác không thể đầu tư vì lý do lợi nhuận hoặc vì quy mô, tổng vốn đầu tư quá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều DN nhà nước với các đặc quyền về đất đai, quyền tiếp cận vốn (được Chính phủ bảo lãnh vay và phát hành trái phiếu chẳng hạn), quyền quyết định giá (ngành điện)...

Một sự bất bình đẳng nữa mà theo tôi cần phải được cải thiện là quan hệ giữa lao động và chủ lao động. Luật Lao động của chúng ta là một trong những luật bảo vệ người lao động tốt nhất. Hầu hết các DN, nhất là các DN lớn đều tuân thủ luật này rất nghiêm túc. Tuy nhiên, cái chưa được bình đẳng, theo tôi, lại nằm ở chiều ngược lại. Đã có bao nhiêu cuộc đình công diễn ra không đúng theo quy định, với toàn bộ thiệt hai thuộc về các DN, nhưng chúng ta đã có biện pháp gì để xử lý người lao động tham gia những cuộc đình công này ?

Có thể nói, đã có rất nhiều tiến bộ về nhận thức trong xã hội VN với vai trò và vị trí của doanh nhân. Tuy nhiên, thể hiện như thế nào là tùy thuộc vào bản lĩnh của từng doanh nhân. Điều đó không phải đơn giản khi hiện vẫn còn nhiều rào cản, trong đó những rào cản lớn nhất mà doanh nhân VN đang gặp phải hiện nay bao gồm: còn quá nhiều chi phí không được nhìn nhận nhưng nếu không chi thì không được như mức khống chế về chi phí khánh tiết, chi theo sự vận động của chính quyền địa phương, chi để việc xử lý của các cơ quan chức năng được nhanh hơn... Cơ sở hạ tầng còn quá kém (điện, nước, đường...) làm tăng chi phí và bộ máy hành chính quá nặng nề, chậm và kém hiệu quả.

Nhiều người vội cho rằng, doanh nhân VN đã thể hiện được bản lĩnh của mình, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Tuy nhiên,  nhìn nhận nghiêm túc thì chúng ta chưa làm được gì nhiều, chưa có một thương hiệu nào mang tầm quốc tế, chưa có một DN nào đủ lớn để lọt vào các DN hàng đầu của khu vực trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Trân trọng kính mời bạn đọc tham gia Diễn đàn. Bài viết xin gửi về: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp - Số 9 Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội.

E.mail:toasoan@dddn.com.vn
Hiện nay, trong việc hoạch định chính sách, và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, doanh nhân cũng đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên rõ ràng là chưa rõ vì rất nhiều lý do như: doanh nhân còn ngại nói vì sợ đụng chạm và thực tế là những tiếng nói thẳng thắn không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng; cách lấy ý kiến của doanh nhân còn rất hình thức. Đặc biệt, sự quan tâm của giới doanh nhân không lớn do tâm lý cho rằng họ có tham gia việc này hay không cũng không gây được tác động gì. Trong khi đó, doanh nhân nắm rất rõ thực tế hoạt động của DN, biết những thuận lợi, khó khăn mà DN gặp phải trước các quy định của pháp luật trong nước. Họ giao tiếp rộng, tiếp xúc nhiều với doanh nhân từ các nước phát triển hơn nên có kiến thức về những quy định pháp luật phù hợp hơn từ các nước đó. Họ sử dụng nhiều lao động và do vậy hiểu rõ đời sống của người lao động. Họ phải làm việc thường xuyên với các cơ quan hữu quan nên cũng hiểu rõ những vướng mắc cần giải quyết trong bộ máy hành chính. Tất cả những quan hệ đó tạo cơ sở thông tin và kiến thức để họ góp tiếng nói gây dựng những luật lệ hợp lý, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

 

(Theo TS Mai Hữu Tín // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao