Tham gia SMEFP III là điều kiện thuận lợi để VIB triển khai chính sách tín dụng tới khách hàng DNVVN một cách hiệu quả Ảnh: Hà Thanh. |
So với Dự án giai đoạn II, SMEFP III có sự tăng trưởng cả về số lượng định chế tài chính tham gia (17 so với 9 định chế của giai đoạn II) và sự vượt trội về tổng vốn tín dụng trung và dài hạn, với 15 tỷ yên so với tổng số 9 tỷ yên của SMEFP I và II.
Mục tiêu chính của Dự án là thông qua các định chế tài chính để cung cấp vốn vay trung và dài hạn cho các DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN và các định chế tài chính tham gia, Dự án cũng góp phần tăng cường năng lực tài trợ DNNVV cho các tổ chức này.
Điểm được kỳ vọng ở SMEFP III chính là khả năng hỗ trợ vốn một cách thực chất cho các DNNVV - đối tượng chiếm số đông, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khác nhau trong quá trình tiếp cận vốn.
Tham gia SMEFP III, Ngân hàng Quốc tế (VIB) được phân bổ khoảng 80 tỷ đồng trong đợt phân bổ đầu tiên. Ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối khách hàng DN VIB cho hay, VIB xây dựng một hồ sơ vay khá kỹ và phù hợp, trình NHNN phê duyệt, nhằm tạo những điều kiện cụ thể để hỗ trợ thực chất cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn này.
Theo đó, ngoài các điều kiện đương nhiên của một DNNVV (như về số lượng lao động, số vốn điều lệ), VIB sẽ xét đến các chỉ tiêu tài chính quan trọng của DNNVV để đánh giá năng lực sử dụng vốn của DN; đồng thời định hướng đúng mục tiêu của dự án, xem xét các khoản vốn trung dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị thuộc các ngành nghề như sản xuất, khai khoáng, nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng, cơ khí, phân phối, kho bãi, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải, in ấn và xuất bản, công trình công cộng và hạ tầng cơ sở… Đặc biệt, DNNVV sẽ “dễ thở” hơn khi có thể dùng tài sản đảm bảo sẵn có, hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay như nhà xưởng, phương tiện, cơ sở hạ tầng khác của DN.
Mức hỗ trợ cũng là yếu tố rất quan trọng giúp DNNVV tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn quý giá này. Thông thường, VIB yêu cầu khách hàng DNNVV phải có khoảng 30-40% vốn đối ứng khi vay vốn thực hiện các dự án. Với nguồn vốn từ SMEFP III, khi đáp ứng đủ các điều kiện, DNNVV có thể chỉ cần bỏ ra 15% vốn đối ứng để có thể vay vốn.
“Tham gia Dự án SMEFP III là điều kiện thuận lợi để VIB triển khai chính sách tín dụng tới khách hàng DNVVN một cách hiệu quả nhất, nhờ những điều kiện thực sự phù hợp với DNVVN. Điều này càng có ý nghĩa khi nguồn vốn trung và dài hạn cho DN không thực sự dồi dào, bởi ngân hàng chỉ có thể sử dụng một phần nhất định vốn huy động ngắn hạn cho khách hàng vay trung và dài hạn”, ông Nam nhấn mạnh.
Hiện nay, VIB có khoảng 12.000 khách hàng DN, trong đó có tới gần 95% là DNNVV. Ước tính, lượng vốn dành cho đối tượng khách hàng trọng tâm này chiếm khoảng 80% tổng vốn tín dụng của VIB. Ngân hàng này đang đặt mục tiêu tiếp tục tăng lượng khách hàng DN lên 16.000 - 18.000 vào cuối năm 2010.
Cùng tham gia SMEFP III lần này còn có một số ngân hàng khác đảm bảo những điều kiện của NHNN, như Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank, được phân bổ 80 tỷ đồng), Ngân hàng Nam Việt (NaviBank), Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HD Bank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)…
Theo Ban Quản lý các Dự án Tín dụng quốc tế ODA, căn cứ vào tình hình giải ngân thực tế, các định chế tài chính sẽ được phân bổ hạn mức tín dụng trong giai đoạn tiếp theo ở mức phù hợp. Như vậy, việc các DNVVN Việt Nam có tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA của dự án hay không, phụ thuộc vào chính các DN và ngân hàng.
(Theo Huy Hào // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com