Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn Sông Đà tiếp nhận vốn của 4 TCty thành viên

Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng là những thương hiệu mạnh trên nhiều lĩnh vực

Ngày 28/9, HĐQT Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã tiếp nhận quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 4 TCty thành viên gồm TCty lắp máy Việt Nam (Lilama), TCty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), TCty Cơ khí Xây dựng (Coma) và TCty Sông Hồng.

Tại lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cho biết trên thực tế, Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà đã điều hành và quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi được chọn làm thí điểm. Vì vậy, kể từ khi sáp nhập đến nay, dưới sự điều hành của Công ty mẹ tập đoàn, các đơn vị thành viên đã nhanh chóng đi vào nề nếp, hoạt động ổn định.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà, ông Lê Văn Quế - Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam khẳng định: Sự phát triển của TCty nêu trên trong những năm qua là rất mạnh mẽ và bền vững. Tiền thân là các đơn vị với quy mô nhỏ, cho đến nay, thương hiệu Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng đã trở thành những thương hiệu mạnh trên các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thiết bị, sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc thiết bị, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, với giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt trên 28.000 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện 230 tỷ đồng, tổng tài sản 25.000 tỷ đồng và đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 51.000 người.

Lễ ký kết biên bản bàn giao chuyển quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại TCty lắp máy Việt Nam (Lilama), TCty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), TCty Cơ khí Xây dựng (Coma) và TCty Sông Hồng cho HĐQT Cty mẹ - Tập đoàn Sông Đà

Về định hướng phát triển của Tập đoàn trong những năm tới, ông Lê Văn Quế cho biết: Trong thời gian tới, Tập đoàn Công nghiệp và Xây dựng Việt Nam tiếp tục tập trung toàn bộ các nguồn lực, phát triển theo định hướng trở thành một tập đoàn mũi nhọn là xây dựng, lắp đặt thiết bị và đầu tư tài chính. Định hướng trong những năm tới của Tập đoàn là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển; phấn đấu đến năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam sẽ trở thành một tập đoàn mạnh của khu vực với doanh thu đạt 110.000 tỷ đồng, tương đương với 6 tỷ USD, tổng tài sản 128.000 tỷ đồng, tương đương 7 tỷ USD; đến năm 2020 doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng tương đương 9 tỷ USD, tổng tài sản 200.000 tỷ đồng, tương đương 11 tỷ USD.

(Theo Tiến Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • PVN thoái vốn để tìm vốn mới
  • Hitachi Data Systems giới thiệu công nghệ mới cho trung tâm dữ liệu
  • EVN Telecom lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác ngoại
  • Quảng Nam: Sản xuất vải sợi thủy tinh
  • Sàn hàng hóa Singapore hợp tác với doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất VN
  • Trung tâm thương mại Hapro sẽ do Savills đảm nhận cho thuê
  • Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu toàn cầu
  • Dự án điện chậm tiến độ: EVN cũng dính 'quả đắng' nhà thầu Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao