Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thỏa thuận kinh doanh nhãn hiệu Hummer của GM với Trung Quốc bị đe dọa

Những người lập pháp tại Bắc Kinh chưa thể thông qua một thỏa thuận kinh doanh khi mà hạn chót đang đến gần. Thỏa thuận kinh doanh của General Motor nhằm bán thương hiệu Hummer của mình cho một công ty Trung Quốc dường như đang đến bờ vực sụp đổ vào tối ngày hôm qua, khi mà thời hạn chót đã đến mà vẫn chưa đạt được sự đồng thuận từ phía những người lập pháp tại Bắc Kinh.

Công ty máy móc công nghiệp nặng Sichuan Tengzhong, một công ty chế tạo nhỏ mà trước đây chưa từng láp ráp xe ô tô, xuất hiện như một người trả giá gây ngạc nhiên cho nhãn hiệu Hummer sau khi GM rơi vào phá sản hè năm ngoái. Nhưng tiếng tăm của Hummer về việc chế tạo những động cơ hết sức tốn xăng đã đi ngược lại những mục tiêu về môi trường của Trung Quốc và những nhà làm luật đã ngăn chặn thỏa thuận này tối ngày hôm qua. Cả hai bên đều tranh quyền nhằm tìm ra những giải pháp mới để hoàn thiện thỏa thuận này, bao gồm cả việc sắp xếp một thương vụ với một công ty đầu tư tại nước có luật thuế nới lỏng hơn, nhưng dường như là giao dịch này cũng đã kéo dài hàng tháng nay.

Chưa có bình luận công khai nào từ phía những công ty có liên quan. Hãng GM, nơi sở hữu nhãn hiệu Chevrolet và GMC, đã và đang tiến hành bán hoặc đóng cửa rất nhiều nhãn hiệu mang lại ít doanh thu của mình như một phần của nỗ lực tái cơ cấu. Giờ đây hãng này chủ yếu dưới quyền sở hữu của chính phủ Mỹ và Canada sau một cuộc cứu trợ tài chính vào năm ngoái, và đang thúc đẩy các kế hoạch nhằm hoàn trả các khoản nợ với những người đóng thuế. Sự không thành của việc buôn bán nhãn hiệu Hummer, ngay sau khi GM thay đổi quyết định sẽ bán Vauxhall và Opel tại thị trường châu Âu, sẽ làm biến đổi nhiều hơn kích cỡ và hình dáng tương lai của sản phẩm nhãn hiệu này. Công ty Tengzhong vẫn sẽ cần sự thông qua của chính phủ Trung Quốc để được sản xuất và bán xe ô tô trong nước này, kể cả khi một giao dịch bên ngoài vẫn còn chưa chắc chắn, mặc cho các nguồn luật chia sẻ với Bloomberg rằng họ sẽ không gây trở ngại cho thương vụ này. Việc bán nhãn hiệu Hummer cho Tengzhong vốn đã bị cản trở bởi các tranh cãi kể từ khi nó bắt đầu, ít nhất là vì những nghi ngại được đặt dấu chấm hỏi rằng liệu một công ty vốn có thông thạo về cầu đường có đủ chuyên môn để điều hành một hãng sản xuất ô tô hay không. Công ty này cho biết nó định giữ nhóm điều hành của Hummer cho công việc đó. Trong khoảng những tuần ra thông báo vào tháng sáu trước, ủy ban cải cách và phát triển quốc gia của Trung Quốc (NDRC) đã bày tỏ sự lo ngại, tuy nhiên những người điều hành GM vẫn nuôi hy vọng rằng việc vận động hành lang của hãng sẽ thành công. Hệ thống luật pháp của nước này còn phức tạp và chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh việc đầu tư nước ngoài, và bộ thương mại đã đưa ra một lời chú giải tích cực hơn về thỏa thuận này. Công ty Tengzhong đã hứa sẽ tạo dựng một Hummer tiết kiệm nhiên liệu hơn để làm dịu bớt các quan ngại về môi trường. Các điều kiện về tài chính của thỏa thuận bước đầu chưa từng được công bố, tuy nhiên các nhà phân tích hy vọng rằng Hummer sẽ có thể bán được 100 triệu đô-la cho Gm.

 Thời hạn ban đầu cho việc kết thúc thỏa thuận vào cuối tháng một cần phải được nới thêm một tháng nữa khi mà các cuộc bàn thảo với những người làm luật còn kéo dài. Công ty Saab cuối cùng cũng được bán hạ giá Việc này cần phải mất tới hơn một năm và vô số những thay đổi 180 độ và các quyết định cuối cùng, nhưng một thỏa thuận nhằm cứu vãn hãng Saab của Thụy Điển cuối cùng cũng đãn kết thúc vào tối ngày hôm qua. Hãng General Motors đã cảnh báo vào năm ngoái rằng hãng không thể tiếp tục bù đắp các khoản lỗ cho chi nhánh Thụy Điển lâu hơn được nữa, và việc hãng từ chối lời đề nghị mua Saab từ hãng ô tô Holland's Spyker Cars dường như đã ấn định số phận cho hãng này. Tuy nhiên, ngày hôm qua, sau khi lời đề nghị thứ hai về Saab đã được GM chấp nhận vào tháng trước, hãng Spyker cuối cùng cũng đã đặt bút kí, trả 74 triệu đô cho công ty này.

Việc bán lại này đã cứu vãn việc làm cho hơn 3.400 công nhân tại nhà máy của Saab và các đại lí bán hàng. Hãng này giờ đây đã thoái khỏi thời kì phát mại mà GM đã đặt hãng vào khi nó định dừng việc mua bán này. Giám đốc điều hành của Saab, ông Jan Ake Jonsson sẽ điều hành công ty, điều mà hãng Spyker cho rằng có thể mang lại lợi nhuận vào khoảng năm 2012 với sự trợ giúp 1 tỉ đô-la từ các khoản cho vay và gây quỹ từ ngân hàng đầu tư châu Âu và từ chính GM. Saab mới chỉ bán được 94.000 chiếc ô tô trong năm 2008 và con số đó được cho rằng đã giảm thảm hại vào năm ngoái.

 

 (Theo Independent)

 

  • Doanh nghiệp thủy sản lo thiếu nguyên liệu
  • Thành lập tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội
  • Toyota ‘lao đao’ vì... phát triển quá nhanh
  • Doanh nghiệp góp vốn cải tạo nhiều hồ ở Hà Nội
  • Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tăng
  • Công ty xi măng Tam Điệp với mục tiêu tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm
  • Tư duy lại để tiến bước
  • Google chuẩn bị đàm phán với chính phủ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao