Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toyota ‘lao đao’ vì... phát triển quá nhanh

Ông Jim Lentz cho biết: “Những tháng gần đây, chúng tôi không theo kịp tiêu chuẩn kỳ vọng của khách hàng và công chúng đối với xe Toyota. Chúng tôi thừa nhận các lỗi này, chúng tôi xin lỗi và xin rút bài học từ việc này. Bây giờ, chúng ta nhận ra sự cần thiết phải thay đổi tư duy để sản xuất xe chạy nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn với người sử dụng, đồng thời điều chỉnh cách giao tiếp với người giám sát”.

Tuy nhiên, ông Jim Lentz nhấn mạnh xô tô của Toyota tăng tốc đột ngột là do thiết kế bàn đạp khiếm khuyết khiến chân ga bị lỗi, bản thân công ty Toyota không che giấu những khiếm khuyết này.

Cùng ngày, Chủ tịch của Toyota, ông Toyoda, cháu nội của nhà sáng lập công ty khẳng định, ông có trách nhiệm cá nhân trong việc cải thiện chất lượng của xe Toyota.

“Tất cả xe Toyota mang tên tôi. Mỗi khi có thông báo về xe hỏng, tôi cảm thấy rất buồn. Hơn bất cứ ai khác tôi chúc mọi người có chiếc xe Toyota an toàn”. Ông thừa nhận: “Chúng tôi tìm kiếm tăng trưởng với tốc độ không phát triển kịp đội ngũ nhân viên và tổ chức đi theo. Chúng tôi sẽ chú ý điều này”.

Toyota luôn khẳng định rằng những vấn đề mà Toyota đang gặp phải thuần túy thuộc về cơ khí nhưng nhiều nghị sĩ nghi ngờ các thiết bị điện tử trên xe cũng có vấn đề.

Ông Ray LaHood - bộ trưởng bộ giao thông Mỹ - cũng trình bày trước ủy ban hạ viện rằng bộ đang điều tra chất lượng thiết bị điện tử trên các kiểu xe Toyota và sẽ sớm đưa ra kết luận.

Trong nhiều thập niên, Toyota xây dựng thương hiệu và uy tín bằng chiến lược “không ngừng cải tiến”. Trong văn hóa doanh nghiệp của Toyota, chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu bởi chất lượng cao đồng nghĩa với chi phí thấp, thị phần lớn.

Tuy nhiên, đến thập niên 1990, Toyota lại đặt mục tiêu trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, Toyota vượt qua GM để trở thành hãng xe hơi lớn nhất thế giới xét về doanh số kể từ năm 2008. Tuy nhiên do mở rộng quá nhanh, xe hơi Toyota liên tục gặp vấn đề về chất lượng trong những năm qua.

“Khi lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu, một công ty sẽ có chiến lược và cách hành xử riêng. Nhưng nếu lấy thị phần làm mục tiêu chính, công ty đó sẽ lại có chiến lược và cách hành xử khác”, chuyên gia Steven Spear thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) nhận định.

(Báo Đất Việt)

  • Doanh nghiệp góp vốn cải tạo nhiều hồ ở Hà Nội
  • Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tăng
  • Công ty xi măng Tam Điệp với mục tiêu tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm
  • Tư duy lại để tiến bước
  • Google chuẩn bị đàm phán với chính phủ Trung Quốc
  • Năm 2010, doanh nghiệp FDI lạc quan
  • Giám đốc Công ty Sao Nam Đỗ Thị Kim Loan (phường Định Hòa, TX.TDM): “Để đồng vốn kích cầu không làm khó doanh nghiệp...”
  • Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Năm 2010, phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 1.500 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao