Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng công ty cao su Đồng Nai: Sẽ không là "bình mới rượu cũ"?

Đúng vào dịp kỷ niệm 34 năm thành lập (2-6-1976 - 2-6-2009), Công ty cao su Đồng Nai (CSĐN) chính thức chuyển đổi thành Tổng công ty cao su Đồng Nai (DNRC). Đây sẽ là bước ngoặc đánh dấu một thời kỳ mới: tăng tốc phát triển để cạnh tranh hội nhập, hay chỉ là "bình mới rượu cũ"?


* Một thời đã qua

Khai thác mủ cao su.

Có thể khẳng định, CSĐN là một doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai cho dù cũng có những giai đoạn thăng trầm, gặp nhiều sóng gió trên thương trường, nhưng hành trình trong 34 năm qua đã liên tục có sự phát triển lớn mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân CSĐN luôn nỗ lực hết mình để đóng góp rất nhiều cho nguồn thu ngân sách địa phương. Tổng sản lượng mủ khai thác 34 năm qua lên đến hơn 1 triệu tấn với năng suất bình quân lên đến 1.800 kg/hécta, tăng gấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của 20 năm đầu. Tổng mức lợi nhuận từ năm 1995-2008 lên đến 3.777 tỷ đồng và tổng nộp ngân sách 1.651 tỷ đồng.

 

Làm ăn thuận lợi, CSĐN còn bảo toàn được nguồn vốn Nhà nước giao, từ 508 tỷ đồng (đầu năm 1995) đến đầu năm 2008 đã tăng lên 999 tỷ đồng. Đời sống của người lao động CSĐN cũng liên tục được cải thiện, nâng cao. Chỉ tính trong 10 năm (1999-2008), thu nhập tiền lương của người lao động đã tăng lên 6,7 lần. Tiền lương bình quân một người từ 725 ngàn đồng/tháng, đến nay đã nâng lên 4,9 triệu đồng/tháng. CSĐN còn rất quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe, học tập và sinh hoạt văn hóa cho gia đình công nhân cao su. Hệ thống y tế có tới các đội sản xuất (trạm xá) nông trường (giường lưu) và một bệnh viện công ty 110 giường với 37 bác sĩ, hơn 200 trung và sơ cấp y tế. Mạng lưới nhà trẻ, nhà mẫu giáo có tới gần 700 lớp, trường cấp 1 tới đội sản xuất, cấp 2 ở nông trường và trường cấp 3 tại trung tâm công ty.

 

Sau 34 năm hoạt động, CSĐN đã làm một cuộc đổi thay ngoạn mục từ sản xuất, kinh doanh đến đời sống, giáo dục, y tế và sinh hoạt văn hóa. Nhiều tập thể và cá nhân của CSĐN đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý, trong đó có 6 danh hiệu Anh hùng LLVT và 2 danh hiệu Anh hùng lao động. Thương hiệu CSĐN cũng nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế và trong nước. Bà Nguyễn Thị Gái, một người gắn bó với CSĐN trong mấy chục năm qua, nay là Tổng giám đốc DNRC không khỏi bùi ngùi xúc động: "Để có được thành quả như ngày hôm nay, chúng tôi nhớ lại những năm tháng đầu thành lập, sục sôi các phong trào khai hoang, trồng mới để thành lập các nông trường: Cẩm Đường, Cù Bị, An Viễn, Xà Bang, Thái Hiệp Thành... cho dù trong mỗi bữa cơm của gia đình công nhân chỉ có 20% là gạo. Nơi ở dù còn tạm bợ, chủ yếu là tranh tre, nứa lá nhưng công nhân cao su Đồng Nai vẫn hăm hở thi đua: một lao động/hécta/tấn lương thực... Đó là công sức đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo và  công nhân cao su".

 

* Sẽ không là "bình mới rượu cũ"

 

Sau ngày miền Nam giải phóng 30-4-1975, ta tiếp quản 12 đồn điền cao su của 4 công ty tư bản Pháp, gồm: Công ty cao su Đông Dương, Công ty cao su Đồng Nai, Công ty cao su Xuân Lộc và Công ty cao su Đất Đỏ có tổng diện hơn 21.000 hécta, trong đó vườn cây đến tuổi khai thác 19.570 hécta, với năng suất bình quân 550 kg/hécta. Nhiều diện tích vườn cây bị khai thác đến kiệt quệ. Ngoài ra, còn có 4 nhà máy chế biến mủ được xây dựng từ năm 1926 với thiết bị cũ kỹ, công suất chế biến 10.000 tấn/năm. Lao động có khoảng 5.130 người. Ở các đồn điền không có trường mẫu giáo, không có trường cấp 2 và cấp 3, còn hệ thống trường cấp 1 lại thiếu trường lớp và phương tiện giảng dạy.

Là tổng công ty đầu tiên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, vì vậy có nhiều kỳ vọng đặt ra đối với DNRC. Mục tiêu của DNRC là phải phát triển kinh doanh đa ngành, đầu tư và liên doanh vào hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại, dịch vụ sân bay. Tuy vậy, DNRC cũng xác định lĩnh vực chủ đạo là sản xuất nông nghiệp, đó là trồng, khai thác, chế biến mủ và các sản phẩm từ mủ cao su, và cũng không chỉ làm ăn gói gọn trên địa bàn Đồng Nai. Như thành lập Công ty CP cao su Bảo Lâm trồng cao su tại Lâm Đồng, dự kiến 2.500 hécta; Công ty CP cao su Đồng Nai - Kratie đầu tư trồng khoảng 10.000 hécta tại Campuchia; tham gia góp vốn trồng cao su tại 2 tỉnh: Sơn La và Điện Biên... Những năm tới, DNRC sẽ ổn định khách hàng xuất khẩu truyền thống, đồng thời nghiên cứu phát triển thị trường mới ở Bắc Mỹ, Úc và từng bước tiếp cận vào thị trường tài chính trong khu vực.

 

Theo kế hoạch từ năm 2010-2012, DNRC phấn đấu đạt doanh thu từ 2.200 - 2.300 tỷ đồng/năm; lợi nhuận từ hơn 1.000 tỷ - 1.400 tỷ đồng/năm (năm 2009 dự kiến doanh thu 1.300 tỷ đồng và lợi nhuận 350 tỷ đồng), trong đó lợi nhuận từ nông nghiệp chiếm khoảng 70-85%. DNRC cũng xác định cơ cấu đầu tư ra các lĩnh vực mới ngoài ngành sẽ không vượt qua 30% tổng vốn, đảm bảo không lệch hướng cho đầu tư sản phẩm chính.

 

Những hoạch định chiến lược tăng tốc phát triển cho tương lai gần và xa đang đặt ra nhiều thách thức đối với hội đồng thành viên và ban tổng giám đốc DNRC, đó là việc tái cấu trúc doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất và tăng tốc kinh doanh.  Ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, cũng đã gởi gắm niềm tin: "Việc chuyển đổi thành Tổng công ty sẽ không là "bình mới rượu cũ" mà thực sự phải nâng tầm vóc hoạt động, tạo ra bước phát triển mới, lớn mạnh hơn". Và hơn 14.000 cán bộ, công nhân viên cũng đang  kỳ vọng vào sự phát triển mới của DNRC trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.


 

 

(Theo Xuân Phú // Báo Đồng Nai)

  • Công ty TNHH Thiên An Phú: Đầu tư 120 tỷ đồng xây dựng Nhà máy giấy xuất khẩu (26/04/2009)
  • Mua công ty dầu mỏ Singapore, PetroChina hưởng lợi từ khai thác dầu khí ở Việt Nam
  • Công ty Yến sào Khánh Hòa: Đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng
  • Quan điểm của S-Fone trước động thái giảm cước của Viettel, VinaPhone và MobiFone
  • Cty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Đồng Lợi: Tìm cơ hội trong khó khăn
  • Nghiệt ngã quỹ đầu tư
  • AIG Life Việt Nam sẽ đổi tên thành AIA
  • Tập đoàn ô tô GM (Mỹ) là con nợ của 102 công ty Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao