Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao doanh nghiệp mua gạo cầm chừng?

Vụ đông xuân năm nay đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa. - tinkinhte.com
Vụ đông xuân năm nay đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa.

Mặc dù đang sắp bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân nhưng hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long mua lúa với số lượng rất ít.

Vụ lúa đông xuân 2009-2010, các tỉnh phía Nam xuống giống hơn 1,6 triệu ha, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,5 triệu ha.

Ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch khoảng 450 ngàn ha, đến khoảng giữa tháng 3 sẽ thu hoạch xong. Năm nay do thời tiết thuận lợi, tình hình sâu bệnh ít nên năng suất lúa khá cao, một số nơi năng suất lúa thu hoạch bình quân từ 6,5-7 tấn.

Như vậy, vụ này được xem là trúng mùa, nhưng hiện nay giá lúa trên thị trường đang khá thấp, lúa IR 50404 giá 4.100 đồng/kg, lúa hạt dài 4.500-4.600 đồng/kg, lúa jasmine 5.000 đồng/kg.

Nếu so với thời điểm 2 tuần trước Tết Nguyên đán thì giá  lúa đã giảm khoảng 1.500đồng/kg. Theo dự báo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá lúa đông xuân không thể dưới mức 5.000 đồng/kg, nên bà con rất kỳ vọng vào vụ  lúa này. Tuy nhiên, với giá lúa hiện nay trên thị trường đang khiến cho hầu hết người trồng lúa lo lắng.

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long mua lúa với số lượng rất ít, chỉ mua cầm chừng nghe ngóng tình hình, chứ chưa có doanh nghiệp nào dám đẩy mạnh mua vào. Điều này đã khiến cho giá lúa ở khu vực này "rơi tự do".

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2010 tình hình lương thực có khả năng cung thấp hơn cầu, như vậy giá gạo thế giới chắc chắn sẽ cao hơn năm 2009, nhưng ở mức nào thì hiện nay vẫn chưa rõ.

Ấn Độ đang thiếu gạo nên giá gạo trong nước đang rất cao nhưng họ vẫn không nhập. Thị trường châu Phi do chưa có nguồn tài trợ nên cũng đang trầm lắng, hàng năm vào thời điểm này các doanh nghiệp nước ngoài mua gạo đi châu Phi rất nhiều, nhưng năm nay đến giờ này cũng chưa có động tĩnh.

Theo một chuyên gia trong ngành kinh doanh lúa gạo thì thế giới đang rất cần gạo, thế nhưng thị trường lúa gạo trong nước vẫn trầm lắng là do giữa hai bên mua và bán đang “căng kéo” nhau về giá cả, bên mua thì chờ mua gạo thấp còn bên bán thì muốn bán giá cao. Do vậy các doanh nghiệp chưa muốn mua vào vì nếu mua vào thì tồn kho của họ sẽ rất lớn.

Theo quyết định của Chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có số lượng gạo trên 50% hợp đồng đang tồn trữ trong kho mới được tham gia ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Với sản lượng gạo tồn kho hiện nay doanh nghiệp chỉ đủ giao cho các hợp đồng đã ký, do vậy họ cần phải mua gạo vào để chuẩn bị cho các hợp đồng sắp tới. Tuy nhiên, do tình hình gạo trên thị trường thế giới khá trầm lắng, nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn triển khai mua lúa gạo tạm trữ.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh Sóc Trăng cho biết, có hai nguyên nhân khiến cho giá lúa đông xuân giảm. Một là do tình hình đầu ra của gạo Việt Nam chưa rõ ràng, ngoài hợp đồng tập trung đã ký với Philippines gần 1,4 triệu tấn gạo, các hợp đồng thương mại đến nay vẫn chưa ký được nhiều. Số lượng gạo tồn kho của năm 2009 chuyển qua, cộng với khoảng 1 triệu tấn lúa của vụ thu đông các doanh nghiệp đã đủ gạo giao cho Philippines nên không cần mua thêm.

Hai là các doanh nghiệp vay tiền VND rất khó, muốn vay được tiền phải chấp nhận mức lãi suất từ 15-16%/năm (12% + cộng phí). Với mức lãi này nếu mua gạo vào mà không xuất đi ngay thì họ phải mất gần 200 đồng tiền lãi/1kg gạo/tháng, vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trước khi quyết định vay tiền họ rất cân nhắc, nếu không có đầu ra ngay dứt khoát họ không dám đi vay tiền để thu mua gạo tạm trữ.

Hiện nay, lượng gạo tồn kho trong nước khoảng 1,4 triệu tấn, cộng với sản lượng lúa đông xuân sắp thu hoạch thì sau khi hoàn tất hợp đồng đã ký, Việt Nam vẫn còn thừa một số lượng lúa đông xuân khá lớn. Do vậy, muốn giữ giá lúa đông xuân ổn định ở mức 5.000 đồng/kg thì các doanh nghiệp sẽ phải đẩy mạnh mua tạm trữ. Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong khâu vốn do các ngân hàng đang giải ngân chậm.

Được biết Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sắp mở cuộc họp đột xuất để tìm biện pháp mua can thiệp, giúp đẩy giá thu mua lúa lên cao hơn mức mà trong cuộc họp trước đây VFA đưa ra là bảo đảm không để giá lúa rớt dưới 4.000 đồng/kg.

(Theo Nguyễn Huyền // Vneconomy)

  • Rời Mỹ, chủ tịch Toyota đến Trung Quốc
  • Chủ tịch hãng Toyota ra điều trần trước Quốc hội Mỹ
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cơ hội nào để đổi mới công nghệ ?
  • Lại lỗi hẹn bàn giao Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Nhà mạng lại phát triển sim “rác” ?
  • Vinamilk lại đi đầu trong tăng giá sữa
  • Chủ tịch Toyota sẽ giải trình trước Quốc hội Mỹ
  • Viettel cổ phần hoá Công ty Công trình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao