Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“VietJet Air không phải hãng hàng không nước ngoài”

picture
Tại Việt Nam, AirAsia đang thực hiện nhiều chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Tp.HCM đến Kuala Lumpur và Bangkok; giữa Tp.HCM- Phuket, và đường bay Tp.HCM-Jakarta.

“Với tỉ lệ góp vốn 30%, AirAsia trở thành một trong những cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air). Như vậy, VietJet Air vẫn là công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam, chứ không phải là hãng hàng không nước ngoài hay liên doanh”.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Tâm, Tổng giám đốc VietJet Air, trước những ý kiến lo ngại rằng việc hợp tác đầu tư của hãng hàng không giá rẻ AirAsia (Malaysia) vào VietJet Air có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.

Xung quanh vấn đề trên, VnEconomy đã có cuộc trao đổi cùng vị đại diện này.

Bộ Giao thông Vận tải đã phê chuẩn thỏa thuận góp vốn của AirAsia vào VietJet Air, ông có thể vui lòng thông tin cụ thể hơn về thỏa thuận hợp tác này?

Giấy phép vận chuyển hàng không sửa đổi lần thứ nhất cho VietJet Air mà Bộ Giao thông Vận tải đã cấp đồng nghĩa với việc phê chuẩn thỏa thuận góp vốn của AirAsia vào VietJet Air, chứ không phải là thành lập thêm một hãng hàng không tại Việt Nam.

Sau thỏa thuận hợp tác này, AirAsia trở thành một trong những cổ đông sáng lập của VietJet Air. Còn VietJet Air vẫn là công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam.

 AirAsia góp 30% vốn vào VietJet Air, vậy lộ trình “rót” vốn sẽ được thực hiện như thế nào. Với sự hợp tác này VietJet Air sẽ có tên mới là gì?


Lộ trình góp vốn đang được các bên liên quan thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động cao nhất cho VietJet Air. VietJet Air dự kiến sử dụng tên thương mại là VietJet AirAsia cho các chuyến bay của mình phù hợp với các quy định hiện hành tại Việt Nam.

Được biết VietJet Air sẽ khai thác các chuyến bay ở cả nội địa và quốc tế. Ông có thể nói rõ hơn trong nước VietJet Air sẽ có những đường bay nào, tần suất bao nhiêu chuyến/tuần. Thời gian đầu, VietJet Air sẽ có chuyến bay quốc tế tới những nước nào?

Kế hoạch kinh doanh của VietJet Air còn tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng Quản trị, của cơ quan quản lý ngành và có thể linh động điều chỉnh theo diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước, nên sẽ được công bố vào thời điểm phù hợp trong thời gian sắp tới.

Đội bay của VietJet Air sẽ gồm bao nhiêu phi cơ, loại gì? Theo kế hoạch, thời điểm nào VietJet Air sẽ thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, thưa ông?

VietJet Air sẽ thuê và đưa vào khai thác máy bay A320. Thời điểm thực hiện chuyến bay đầu tiên dự kiến là quý 2/2010.

Sau thỏa thuận hợp tác này, phải chăng VietJet Air sẽ hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ?

AirAsia là hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại châu Á phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua với đội máy bay mới. Tuy nhiên, VietJet Air không nhất thiết sẽ áp dụng rập khuôn mô hình hàng không giá rẻ của AirAsia, mà sẽ hoạt động theo mô hình phù hợp với những thị trường và đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới.

Thời gian qua, người tiêu dùng đã tỏ ra khá thận trọng với các chuyến bay giá rẻ. Cơ sở nào khiến VietJet Air tin tưởng rằng mình sẽ thành công khi hoạt động theo mô hình này?


Bên cạnh tiềm lực tài chính vững mạnh của các cổ đông sáng lập, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành hàng không Việt Nam cũng như sự thấu hiểu thị trường Việt Nam của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên, với thỏa thuận hợp tác giữa VietJet Air và AirAsia, VietJet Air sẽ tận dụng được hệ thống quản lý, năng lực kỹ thuật, đội máy bay mới và uy tín quốc tế của AirAsia.

Những điểm mạnh này, cộng với tình hình kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng, các nhóm đối tượng hành khách ngày càng mở rộng, nhu cầu đi du lịch và công tác bằng đường hàng không tại Việt Nam đang gia tăng nhanh hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của ngành hàng không Việt Nam hiện nay, là những cơ sở để VietJet Air tin tưởng vào tương lai hoạt động khả quan của mình.

* AirAsia và các hãng thành viên đang khai thác hơn 130 đường bay đến hơn 70 điểm tại các thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ và châu Âu. Tại Việt Nam, AirAsia đang thực hiện nhiều chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Tp.HCM đến Kuala Lumpur và Bangkok; giữa Tp.HCM- Phuket, và đường bay Tp.HCM-Jakarta.

(Theo Y Nhung // Vneconomy)

  • Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận hiệp định hàng rào thương mại
  • Vụ xe Ford “vù ga”: Còn nhiều vấn đề cần làm rõ
  • Thu hồi hơn 400.000 xe Honda vì lỗi chân phanh
  • Quản lý giá sữa bột: Nhiều kẽ hở để doanh nghiệp “lách luật”
  • “Doanh nghiệp xanh”- trách nhiệm với sự phát triển bền vững
  • Vinataba xây hơn 1.400 nhà cho người nghèo
  • Jetstar tăng thêm chuyến bay Singapore - Tp HCM
  • Khó đồng thuận về giá thuê cột: Lối thoát nào cho DN viễn thông?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao