Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VinaCapital nói gì về vụ bán một nửa khách sạn Metropole?

Financial Times dẫn lời các nhà môi giới bất động sản cho rằng VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam.

Đại diện công ty quản lý quỹ VinaCapital nhìn nhận việc rao bán 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội là một hoạt động bình thường trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn VnEconomy bên lề Diễn đàn Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 11/12 tại Hà Nội, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital nói việc rao bán cổ phần Metropole cũng "giống như nhiều thương vụ mua bán khác mà VinaCapital đã và đang thực hiện".

"Cũng như trước đây chúng tôi mua và sau đó bán cổ phần trong khách sạn Hilton vậy. Chúng tôi hiện có cổ phần trong 7 khách sạn lớn. Đối với mỗi khoản đầu tư, chúng tôi phải đánh giá lại và đưa đến các quyết định mua hay tiếp tục giữ lại tùy theo tình hình thị trường", ông Andy Ho nói, nhấn mạnh rằng tình hình kinh doanh tại Metropole hiện nay là "tốt hơn nhiều so với các khách sạn cao cấp khác và so với chính Metropole trước đây".

Ông cũng cho biết, hiện nay VinaCapital đang tích cực tái cấu trúc danh mục đầu tư. Cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tư khác, VinaCapital đang phải tính toán để có thể tối đa hóa lợi ích từ các thương vụ mua bán và song song với việc bán cổ phần tại một số dự án, công ty cũng đang tìm kiếm các cơ hội mua tài sản mới trên thị trường.

Trước đó, Financial Times đưa tin quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. VinaCapital cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.

Financial Times dẫn lời các nhà môi giới bất động sản cho rằng VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam. Trong khi đó, với bối cảnh kinh tế ảm đạm ở trong nước, các thông tin rao bán dạng này dẫn đến suy đoán phải chăng nhà đầu tư đang muốn rút vốn khỏi Việt Nam.

Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.

(Theo vneconomy)

  • Đối thoại công - tư: Làm sao để doanh nghiệp nói thật?
  • Vì sao Đông Dương Telecom bị rút giấy phép?
  • Chỉ có 10 DN bán hàng hiệu thật ở Việt Nam
  • Hớ hênh, doanh nghiệp mất tiền tỷ
  • Nói và làm: Mịt mù 2013, DN không dám vay vốn làm ăn
  • Điểm mặt những ông lớn bị tố ‘làm nghèo đất nước'
  • 'Hoang hóa' Khu kinh tế Dung Quất
  • Giày da, điện tử thưởng cao nhất hai tháng lương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao