Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xông đất doanh nghiệp tuổi “thôi nôi”

Sáng 29 Tết (12/2/2010), Giám đốc Cty CP Cơ khí đóng tàu Biển Đông (Biển Đông Ship Yard) Hà Trung Thọ và hơn 30 công nhân vẫn miệt mài hoàn thiện phần mặt boong của con phà tự hành 35 tấn có sức chở 20 xe honda và 80 hành khách. Trên khuôn viên mặt bằng (2,7 ha) mới được thuê hồi tháng 8/2009, còn có 1 tàu 2.000 tấn, 1 tàu 1.500 tấn và 2 tàu 1.000 tấn đều ở tình trạng sắp hoàn thiện. Ngoài mép nước sông Hậu, 2 ngày trước Cty vừa hạ thủy 1 xà lan có kích cỡ bằng một con tàu sắt 500 tấn chuyên dụng để chở cẩu loại 60 tấn, chuẩn bị bàn giao...

Công nhân Biển Đông Ship Yard đang đóng mới con phà tự hành trên khu đất công ty mới được thuê - tinkinhte.com
Công nhân Biển Đông Ship Yard đang đóng mới con phà tự hành trên khu đất công ty mới được thuê

Đó là chưa kể số sản phẩm đầu tay (đóng mới 1 tàu sắt 1.800 tấn, 2 phà nhỏ loại 40 tấn, sửa chữa 7 xà lan  và hoán cải 1 tàu lai dắt biển), ra đời hồi đầu năm 2009 trên mặt bằng tạm ở khu vực Thạnh Thắng (thuộc khu vực quy hoạch khu CN Hưng Phú 2A), như sự khẳng định một tên tuổi mới trong làng đóng tàu ĐBSCL.

Đứng vững khi tròn “thôi nôi”

Khép lại năm 2009, ngay khi vừa tròn “thôi nôi”, Biển Đông Ship Yard đạt doanh thu hơn 33 tỷ đồng nhưng với Giám đốc Hà Trung Thọ, có “đất cắm dùi” - giá thuê ổn định hàng năm - để có không gian làm việc, không gian sáng tạo là niềm tin vững vàng cho bước dựng nghiệp. Tại mặt bằng vừa được “cắm dùi” hợp pháp, Giám đốc Thọ nói về xưởng gia công cơ khí riêng rộng cả ngàn mét vuông với thiết bị máy móc đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của nghề đóng tàu, sẽ được lắp dựng cuối quý I/2010. “Xưởng gia công cơ khí như hồn cốt của việc đóng tàu”, Thọ tâm sự. Cũng trong cuối năm 2009, Biển Đông Ship Yard đã ký được hợp đồng đóng mới 4 con tàu, đủ việc cho công nhân làm suốt 5 tháng đầu năm 2010. Bên cạnh đó, Biển Đông Ship Yard với “hàng xóm liền vách” cảng Cái Cui đã có cái “bắt tay” chiến lược về các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và hậu cần cảng biển cho tàu bè cặp - rời cảng này, là sự bảo đảm dài lâu trong tương lai...

Bên bàn tách trà buổi trưa sau buổi làm việc tất niên, Giám đốc Thọ chia sẻ với DĐDN những dự hướng năm mới, các kế hoạch và bước đi cho tuổi lên hai, lên ba. Chúng tôi chú tâm vào một chuyện cũ - hồi xưởng của Thọ vừa ra đời trên mặt bằng tạm. Đó là có 20 nông dân, thanh niên ấp ven sông Hậu đã trở thành công nhân của Thọ. Họ thực sự “lớn lên” cùng công việc đóng tàu của Biển Đông Ship Yard. Trong sắc hoa mai nhuộm vàng khắp nẻo, đất trời đang sang Xuân; chúng tôi có cơ hội hỏi chuyện Bé Hai (Phan Thanh Nhã), một trong số nông dân trở thành công nhân Biển Đông Ship Yard, khi Bé Hai lễ mễ xách giỏ “xoài, bưởi vườn nhà tới biếu chú Bảy ăn lấy thảo”. Bé Hai cho biết: Cha mẹ là nông dân nghèo, vườn đất hẹp, lớn lên lấy vợ và làm nhà tạm “ở đậu” trên đất nhà vợ ven sông. Trước khi làm công nhân Biển Đông Ship Yard, Bé Hai theo bạn học và tập nghề cơ khí ở một Cty cơ khí tư nhân tại Ô Môn hơn 2 năm, nhưng đạp xe đi-về gần 30 km rất khó khăn, khi chú Bảy (Giám đốc Thọ) mở xưởng đóng tàu gần nhà thì “đầu quân” về ngay. Hiện tại, Bé Hai nhận lương thợ cắt - dập bậc 3 (hơn 3 triệu đồng/tháng), vợ chồng đã bớt chạy vạy so với 2 năm trước. “Con quyết theo chú Bảy và lúc nào cũng muốn làm việc, dù ngày nghỉ cũng muốn đi làm vì đi làm vui quên mệt” - Bé Hai nói.

Chuyện của Lê Văn Thiện (tổ sắt hàn) - hàng xóm của Bé Hai - cũng là bước ngoặt của một nông dân đổi đời. Ruộng vườn hẹp, quẩn quanh ít việc, Thiện đã từng là một tay đá gà “có tiếng” trong ấp. Dù cha mẹ cho đất cất nhà riêng, Thiện từng có 6 tháng giữ kho tại cụm kho xăng dầu Petro Mekong ở gần nhà nhưng “đắp đổi” cuộc sống không dễ... Rồi đây, dù có nhà đất gốc như Thiện, hoặc “ở đậu” như Bé Hai thì bà con Thạnh Thắng cũng phải “nhường đất” cho khu CN Hưng Phú 2A, hàng chục hộ dân chưa biết tái định cư ở đâu. Ổn định làm thợ ở Biển Đông Ship Yard, gần nơi “chôn rau cắt rốn” làm cho Thiện cảm thấy có sự bảo đảm và hài lòng. Thiện nói: Công nhân đóng tàu trẻ rất “kết” chú Bảy vì cái nết chịu làm và đã “bị lây nhiễm” khá nặng nên “có việc làm thấy vui, không thích nghỉ Tết dài”...

Giám đốc Hà Trung Thọ vẫn còn chút băn khoăn: Trong tiến trình công nghiệp hóa đang ngày càng lớn, chỉ mong thành phố lưu tâm để có quy hoạch thích hợp đối với ngành nghề đóng mới và sửa chữa tàu các loại để phát huy lợi thế giao thông thủy của vùng sông nước. Môi trường sống và cuộc sống phát triển là sự gắn kết chặt chẽ, vì vậy, phải có giải pháp hài hòa...

Khởi đầu... khó quên

Đúng ngày 1/1/2010,  Biển Đông Ship Yard tròn 1 năm ra đời hoạt động. Thời điểm Giám đốc Hà Trung Thọ chia tay Cty đóng tàu Cần Thơ ra lập nghiệp riêng là lúc cả nước và toàn cầu vừa rơi vào cơn lốc suy thoái, lạm phát. Nhưng Biển Đông Ship Yard đã có một tuổi “thôi nôi” đáng nhớ với việc hoàn tất hợp đồng đóng mới, sửa chữa cải hoán nhiều con tàu, phà dân dụng trên mặt bằng thuê tạm của mấy hộ dân khu vực Thạnh Thắng, phường Phú Thứ.

Khép lại năm 2009, ngay khi vừa tròn “thôi nôi”, Biển Đông Ship Yard đạt doanh thu hơn 33 tỷ đồng. nhưng với Giám đốc Hà Trung Thọ, có “đất cắm dùi” - giá thuê ổn định hàng năm - để có không gian làm việc, không gian sáng tạo là niềm tin vững vàng cho bước dựng nghiệp.

Thọ nhớ lại lúc anh nhận giấy đăng ký kinh doanh, thành phố Cần Thơ sau khi chia tách chưa lâu cũng ráo riết kêu gọi đầu tư nhưng “đất sạch” lại thiếu trầm trọng. Ở phía thượng lưu sông Hậu (Tây Bắc thành phố), KCN Trà Nóc mở rộng vẫn luẩn quẩn với việc giải phóng mặt bằng, diện tích da beo nở ra rất khó nhọc, dù mặt bằng KCN có từ thời Mỹ đã lấp đầy từ lâu, DN chen chúc và “đói” mặt bằng sản xuất. Ở hạ lưu sông Hậu, ngoài diện tích ưu tiên cho hơn 10 km đường dẫn cầu Cần Thơ, hàng ngàn hecta đất lúa, đất vườn của quận mới Cái Răng được quy hoạch thành hàng chục dự án khu đô thị, khu dân cư cũng “xôi đỗ”, lởm chởm và xộc xệch. Điều đáng nói là hơn 530 ha đất quy hoạch làm khu công nghiệp Hưng Phú, vì nhiều lẽ, cứ “khởi” hoài mà chưa “động” được là bao; có nhà đầu tư “ôm đất” quá lâu cho cỏ mọc...

Đóng tàu thì phải có mặt bằng đủ rộng và phải có mặt nước, Giám đốc Thọ buộc phải mạo hiểm. Thọ bỏ công nhiều ngày đi thăm dò, dọ hỏi thuê vài ngàn mét vuông để “lót ổ” cho các con tàu sắt chạy đường sông. Bà con ấp Thạnh Thắng ven sông Hậu, sau nhiều năm chờ đợi xây dựng khu công nghiệp, xoay xở đủ kiểu vẫn không khá, làm ao nuôi cá vẫn không thể đổi đời trong khu quy hoạch treo cũng thấy mòn mỏi nên khi thấy có người “chịu làm tới” là bắt tay hợp tác với Thọ. Ký hợp đồng thuê đất xong, Thọ cho công nhân triển khai nhanh trạm hạ thế điện, đặt đà, lắp triền dã chiến để thực hiện hợp đồng đầu tay đóng mới con tàu sắt 2.000 tấn vừa ký với một khách hàng ở Châu Phú (An Giang). Thế nhưng, “đứa con đầu lòng” vừa đặt ky, khung sườn đáy, dựng lớp vỏ cao 2 m đã gặp sự phản đối của chủ đầu tư dự án khu CN Hưng Phú 2A (134 ha). Đơn vị này cho rằng Biển Đông Ship Yard “lấn đất” của khu CN nhưng hơn 2 năm trời, mà tiến độ triển khai lại rất “ầu ơ”, chậm chạp. Hiện tại, họ cũng mới thương lượng, giải phóng gần 20% diện tích được giao.

Giám đốc Thọ không thể quên được ngày chủ nhật, 8/3/2009, khi cùng lúc có hai Phó Chủ tịch UBND thành phố và đại diện các ban ngành hữu quan thị sát thực địa và đưa ra quyết định quan trọng đối với DN của anh. Theo đó, căn cứ thực tế tình hình hoạt động, nhu cầu mặt bằng sản xuất và tiến độ đầu tư của Biển Đông Ship Yard, Phó Chủ tịch Thường trực thành phố Nguyễn Hữu Lợi, kết luận: Bố trí ngay 2,7 ha đất sạch ở thưọng lưu cảng Cái Cui (khu vực Phú Thắng, phường Phú Tân) cho Biển Đông Ship Yard thuê trả tiền hàng năm, bắt đầu từ tháng 5/2009. Biển Đông Ship Yard phải thuê đất của dân để dựng xưởng trong đất quy hoạch làm khu CN là minh chứng về nhu cầu cần đất sạch của DN để đầu tư là rất cấp bách. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên cả một thời gian khá dài, chính quyền các cấp và Ban quản lý khu công nghiệp triển khai việc tạo quỹ đất sạch phục vụ nhu cầu đầu tư mới của DN còn quá chậm...

Điều đó khiến cho lãnh đạo thành phố tỏ ra sốt ruột trước yêu cầu phát triển công nghiệp địa phương. Giữa năm 2008, vừa ngồi vào ghế Chủ tịch thành phố Cần Thơ, nguyên Bí thư Quận ủy Bình Thủy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Trần Thanh Mẫn đã khẩn trương “sửa” cách tạo quỹ đất sạch bằng chương trình ưu tiên tái định cư quy mô lớn từ cấp thành phố đến các quận, huyện. “Có đất sạch và an sinh xã hội, thành phố mới có điểu kiện phát triển nhanh. Quyết tâm, quyết đoán và quyết làm để sớm hiện thực hóa Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về thành phố Cần Thơ, trung tâm động lực của cả vùng ĐBSCL” - ông Mẫn tâm sự với DĐDN hôm mùng 2 Tết, nhân chuyến viếng mộ ông bà tổ tiên.

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Petrolimex lại than lỗ vốn dù mới giảm giá dầu 10 ngày
  • Chuyển nhượng 2 triệu cổ phần Cty Cảng Đình Vũ : VIGECAM sai luật
  • MobiFone điều chỉnh cách tính phí dịch vụ 3G
  • Được đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng
  • Thiệt hại gần 40 tỷ đồng/năm do tai nạn lao động
  • Doanh nghiệp muốn tuyển lao động ngoài nước
  • Công ty cổ phần nông nghiệp - Con đường thay đổi đời sống nông thôn
  • Apple gián tiếp “tấn công” Google
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao