Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nh?ng ?i?u DN c?n ghi nh?

Trong thương mại quốc tế thường lưu hành 2 loại vận đơn: vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. Trong 2 loại này thì loại vận đơn theo lệnh là phổ biến nhất vì nó bảo vệ được quyền định đoạt hàng hóa của người bán – người giao hàng cho tới chừng nào họ ra lệnh giao hàng (hoặc ngân hàng ra lệnh giao hàng) bằng cách ký hậu vào mặt sau vận đơn.
 
Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi nào người bán – người giao hàng đã thu được tiền hàng thì họ mới chuyển nhượng vận đơn (bằng cách ký hậu) để người mua nhận hàng tại cảng đích. Chính vì lẽ đó người ta gọi vận đơn theo lệnh là loại vận đơn có thể chuyển nhượng được. Ngược lại, vận đơn đích danh không phổ biến lắm trong mua bán quốc tế vì một khi đã ký phát thì chỉ có người nhận hàng có tên đích danh ghi trong đó mới có quyền nhận hàng và như vậy họ mới là người có quyền định đoạt hàng hoá. Điều này cũng đồng nghĩa là vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được hay nói một cách khác là người bán – người giao hàng không có quyền ra lệnh giao hàng như vận đơn theo lệnh. Tinh thần này đã thể hiện rõ trong Điều 89, Khoản 3 Bộ luật hàng hải VN (BLHH VN) 2006: “Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng, người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp”. Trong thông lệ thương mại và hàng hải quốc tế chuẩn mực duy nhất để phân biệt vận đơn đích danh khác với vận đơn theo lệnh là nội dung ghi trong ô chữ “người nhận hàng” ở mặt trước của vận đơn. Nếu tên và địa chỉ của người nhận hàng được ghi rõ trong ô này thì vận đơn là đích danh. Ngược lại nếu chỉ ghi chữ theo lệnh (To Order of...) thì đây là vận đơn theo lệnh. Có thể là theo lệnh của một người cụ thể nào đó hoặc nếu chỉ ghi To Order thì đấy là theo lệnh của người giao hàng hoặc người bán. Tinh thần này cũng đã được nói rõ tại Điều 86, Khoản 2a và 2b của BLHH VN.
 

Ở các nước theo hệ thống luật án lệ như : Anh, Mỹ, Australia, Ấn Độ hoặc SriLanka… người ta coi vận đơn đích danh như là một giấy gửi hàngvà khi hàng đến cảng đích người chuyên chở có thể giao hàng cho người nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc. Đạo luật Pomerene (Title 49, Section 801) của Mỹ quy định: “Nếu vận đơn là đích danh thì người chuyên chở có thể giao hàng cho người nhận ở cảng đích mà không cần nộp thêm bất cứ chứng từ gì”.


Trong mua bán quốc tế mọi người đều biết rằng với vận đơn theo lệnh một khi nó còn nằm trong tay người bán – người giao hàng hoặc người cầm giữ hợp pháp thì người mua – người nhận hàng hoàn toàn không có khả năng nhận hàng ở cảng đích, nếu người chuyên chở cứ giao hàng thì lập tức họ sẽ bị người cầm giữ vận đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Đối với vận đơn đích danh thì dù có nắm giữ vận đơn gốc trong tay nhưng người bán – người gửi hàng đã bị tước mất quyền định đoạt hàng hoá như quy định tại Điều 89, Khoản 3 BLHH VN nói trên, do vậy họ không còn có quyền khởi kiện người chuyên chở ngay cả khi người chuyên chở có lỗi làm hư hỏng, mất hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • DDK x㻠nh⣭㻠25 tri?u USD ? Bﯨ D??ng
  • H?i th?o v? chi?n l??c t㫠chﯨ cho DN Vi?t Nam
  • Doanh nghi?p n㯠???c b?o l㯨 tﮠd?ng?
  • Trong kh?ng ho?ng v?n c󣣿 h?i cho doanh nghi?p
  • Gian nan tﯠv?n l?p nghi?p
  • HSBC: DNNVV Vi?t Nam v?n k? v?ng t?ng tr??ng kinh t? n?m 2009
  • B㯠c㯠m?i nh?t v? doanh nghi?p nh? v⣶?a
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com