Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðào tạo các doanh gia tương lai

Ngày nay, tiêu chuẩn của toàn cầu là nền kinh tế thị trường và ngành kinh doanh đang được đem giảng dạy tại các trường học và đại học trên khắp thế giới.


Ông Mthuli Ncube viện trưởng học viện kinh doanh thuộc đại học danh tiếng nhất ở Johannesburg
Ông Mthuli Ncube là người mang một sứ mạng. Ông là viện trưởng học viện kinh doanh thuộc đại học danh tiếng nhất ở Johannesburg. Ông đang giảng dạy cho một thế hệ doanh gia mới người châu Phi.

Ông Ncube nói: "Chúng tôi giảng dạy cho họ những nguyên tắc về cung cách mà một người đam mê kinh doanh tiêu biểu thường xử sự,với hy vọng sẽ khơi động được tiềm năng kinh doanh bên trong từng cá nhân, để họ tự khám phá những sở trường. Chúng tôi vẫn hỏi sinh viên xem họ có một tâm niệm nào về sứ mạng cho cá nhân họ hay không."

Ông Ncube nói rằng Nam Phi hết sức cần đến những doanh gia tài năng để đi theo dấu chân của những người như ông Richard Maponya. Doanh gia Maponya đã kiếm được hàng chục triệu đô la qua ngành buôn bán địa ốc và ngành bán lẻ.

Niềm say mê kinh doanh rất mạnh trong các quốc gia đang phát triển khác. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, những nhà quản lý doanh nghiệp tương lai tài năng nhất, và có cả hàng chục ngàn người như vậy, đang theo học chương trình cao học tại các trường kinh doanh, nơi mà việc giảng dạy về kỹ năng kinh doanh là một phần trong giáo trình.

Khuôn mẫu giảng dạy của Hoa Kỳ là niềm hứng khởi cho các chương trình giảng dạy về kinh doanh trong thế giới đang phát triển.

Một số các đại học Mỹ đòi hỏi các sinh viên ngành kinh doanh phải thiết lập một doanh nghiệp trước khi họ ra trường. Giáo sư Elaine Allen giảng dạy kỹ năng kinh doanh tại đại học Babson Boston cho biết.

Giáo sư Allen nói: "Trước khi chúng tôi dạy các sinh viên về kế toán hay tài chính thì chúng tôi mời họ vào văn phòng và nói với họ rằng “Này nhé, nhóm sinh viên 15 người này hãy bắt đầu 1 công cuộc làm ăn”. Chúng tôi cấp cho các em 2,000 đô la tiền vốn, và vào cuối khóa bán niên thứ nhì, hầu như tất cả các sinh viên đó đều thu được tiền lời, thường lên đến 50,000 hay 60,000 đô la, và rồi các sinh viên đó phải đem tặng cho các tổ chức từ thiện."


Đại học Maryland gần thủ đô Washington đòi hỏi sinh viên phải tập gây dựng công cuộc kinh doanh
Đại học Maryland gần thủ đô Washington cũng đòi các sinh viên phải tập gây dựng công cuộc kinh doanh. Theo nhà quản trị đại học Melissa Carrier thì màng lưới Internet toàn cầu giúp cho việc khởi đầu 1 doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Bà Carrier nói: "Muốn kinh doanh trên mạng Internet thì không cần đến quá nhiều vốn liếng. Vì thế trong rất nhiều trường hợp, quí vị có thể thiết lập một Website với số tiền chưa đến 10,000 đô la, quảng cáo rồi gây dựng một doanh nghiệp nho nhỏ."

Chuyên gia của Ngân hàng Thế Giới, bà Dahlia Khalifa nói rằng cái ý tưởng trông mong chính phủ tạo dựng công ăn việc làm giờ đây đã lỗi thời.

Bà Khalifa nói: "Trong vòng 20, 30 năm trở lại đây, người ta có khuynh hướng thừa nhận rằng không thể trông chờ nơi chính phủ. Chính phủ không thể cung cấp công ăn việc làm. Chính phủ không thể là cái đầu máy tạo tăng trưởng cho nền kinh tế. Khu vực tư mới là động lực chính."

Tại Nam Phi, khu vực tư đang cổ vũ cho các doanh gia da đen. Cô Carolyn Menyape sở hữu một cơ sở cung cấp nhân lực cho ngành ngân hàng. Cô Caroyn Menyape chưa qua chương trình học về kỹ năng kinh doanh tại đại học Witwatersrand, nhưng cô có niềm đam mê và quyết tâm mà giám đốc chương trình này đang trông đợi nơi thế hệ doanh gia tương lai.

( Nguồn VOA )

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • Mô hình nào cho Hội đồng quản trị
  • Ðiều gì giúp các doanh gia khởi nghiệp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao