Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đức: Hối lộ để nhận bằng tiến sĩ

Các công tố viên nước Đức đang điều tra khoảng 100 giáo sư khắp nước này vì nghi ngờ họ nhận hối lộ để giúp các sinh viên lấy học vị tiến sĩ. Theo AP, Guenther Feld, người phát ngôn của ủy viên công tố thành phố Cologne, cuộc điều tra này tập trung vào Học viện Tư vấn Khoa học, trụ sở ở Bergisch Gladbach, nằm ở phía Đông Cologne, được coi là đơn vị trung gian giữa các sinh viên và các giáo sư. Tuy nhiên, ông Feld không cho biết thêm chi tiết về cuộc điều tra.


Luật pháp Đức quy định người hướng dẫn luận án tiến sĩ không được nhận tiền. Ảnh: DIGITAL JOURNAL


Theo tạp chí Focus và báo Neue Westfaelische, học viện nói trên hứa giúp các sinh viên lấy được học vị tiến sĩ thông qua những mối quan hệ rộng với các cán bộ giảng dạy đại học. Số tiền mỗi sinh viên phải trả khoảng 4.000 - 20.000 euro. Báo Neue Westfaelische viết rằng hàng trăm sinh viên có liên quan trong vụ này. Khi các khách hàng nhận được bằng tiến sĩ, mỗi giáo sư được trả khoảng 2.000 - 5.000 euro. Theo ông Feld, việc làm này là phi pháp. Tuy nhiên, không rõ sinh viên có biết các giáo sư được nhận tiền hối lộ nói trên hay không.


Theo ông Feld, hầu hết 100 giáo sư kể trên dạy học theo hợp đồng, chứ không phải làm việc toàn thời gian. Ngoài ra, tạp chí Focus cho biết cuộc điều tra này liên quan đến các trường đại học ở Frankfurt, Tuebingen, Leipzig, Rostock, Jena, Bayreuth, Ingolstadt, Hamburg, Hannover, Bielefeld, Hagen, Cologne và Berlin.


Bên cạnh đó, hãng tin AP cho biết năm ngoái, Học viện Tư vấn Khoa học ở Cologne đã bị điều tra vì liên quan với một kế hoạch tương tự. Tháng 3-2008, sau khi chính quyền lục soát trụ sở của cơ quan này, người đứng đầu học viện bị buộc tội hối lộ trong vụ án liên quan đến một giáo sư luật Trường Đại học Hannover. Tháng 7-2008, vị giáo sư này (không được công bố tên) bị kết án ba năm rưỡi tù giam và nộp phạt 75.000 euro. Tại tòa, ông khai đã nhận gần 200.000 euro để hướng dẫn cho hơn 60 nghiên cứu sinh tiến sĩ trong các năm 1998 - 2005. Ông nói rằng ông cần tiền để tân trang biệt thự ở Hamburg của mình.

(Theo LỤC SAN // Người lao động online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Moscow: Xưởng may lớn của người Việt bị đình chỉ hoạt động
  • Chuyên gia chất nổ Noordin
  • “Trang web phiền toái nhất thế giới” sắp bị kiện
  • Trung Quốc điều tra việc ghép tạng
  • 4.450 tài khoản khách hàng Mỹ sẽ bị công khai
  • Nhiều nước cảnh báo về trò lừa đảo ở sân bay Bangkok
  • Điều tra việc cướp nội tạng trong cuộc chiến Kosovo
  • Phận “chim mồi” của Solomon Dwek
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%