Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ghép tạng ở Trung Quốc: Tử tù cung cấp hơn 65%

Báo China Daily ngày 26/8 dẫn lời các chuyên gia ước tính tội phạm bị đưa ra xử tử ở nước này cung cấp hơn 65 phần trăm tổng số tạng người được cấy ghép.

Một người vừa được ghép tạng ở Trung Quốc

Một ngày trước đó, Trung Quốc chính thức cho ra đời hệ thống hiến tạng quốc gia nhằm từng bước giảm sự phụ thuộc vào số tù nhân bị xử tử và là một phần trong nỗ lực chống lại nạn tham nhũng, buôn bán bộ phận cơ thể người trái phép.

Hệ thống này được điều hành bởi Hội Chữ thập đỏ với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế sẽ bắt đầu các dự án thí điểm tại 10 tỉnh và thành phố. Quan chức Trung Quốc hi vọng tốc độ phủ sóng toàn quốc của hệ thống hiến tạng sẽ nhanh hơn ở Mỹ (20 năm).

“Hệ thống hướng vào lợi ích cộng đồng và sẽ có lợi cho bệnh nhân bất kể họ ở giai tầng xã hội nào”, Thứ trưởng Bộ Y tế Huang Jiefu phát biểu với báo chí.

Hội Chữ thập đỏ chịu trách nhiệm vận động hiến tặng bộ phận cơ thể sau khi chết trong cộng đồng, nhận đăng ký, lập cơ sở dữ liệu và hỗ trợ tài chính, giám sát việc lựa chọn người được ghép tạng tuân theo các quy định...

Trung Quốc thông qua luật sửa đối về cấy ghép bộ phận cơ thể người năm 2007.

Luật sửa đổi cấm buôn bán bộ phận cơ thể người và chỉ cho phép hiến tặng từ những người đang còn sống có quan hệ máu mủ, vợ chồng hoặc có mối liên hệ tình cảm khác.

Việc người nước ngoài sang Trung Quốc nhận tạng cũng bị cấm vì ở trong nước đang thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, những người trung gian có thể làm giả tài liệu để giúp người cho tạng đang cần tiền có mối quan hệ với người nhận.

Phát biểu với báo chí, ông Huang nhấn mạnh việc ghép tạng sẽ không ưu tiên cho người giàu. Diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Fu Biao được ghép gan chỉ sau vài tháng chờ đợi vào năm 2005 làm dấy lên nhiều nghi ngờ vì, thông thường, người may mắn cũng phải chờ tới hàng năm mới đến lượt.

Theo số liệu chính thức, mỗi năm ở Trung Quốc có gần triệu người cần cấy ghép bộ phận cơ thể, nhưng chỉ có một phần trăm trong số này được đáp ứng.

Nghiên cứu của giáo sư Jiang Yiman thuộc Viện Cấy ghép Tạng ở Bệnh viện Tongji cho biết chỉ có khoảng 130 người ở Trung Quốc đại lục đăng ký hiến tạng kể từ năm 2003.Vì thế giáo sư Jiang cho rằng, hệ thống mới ra đời sẽ giúp phát hiện thêm nhiều người muốn hiến tạng nhưng không biết bằng cách nào để thực hiện.

Theo Thứ trưởng Huang, trong tương tai, tử tù sẽ không phải là nguồn cung thích hợp cho việc ghép tạng. Ông Huang cũng nhấn mạnh rằng quyền của tử tù trong việc hiến tạng hay không luôn được tôn trọng và yêu cầu phải có sự đồng thuận bằng giấy tờ từ phía họ.

Qian Jianmin, trưởng khoa cấy ghép ở Bệnh viện Huashan (Thượng Hải), cho biết các bệnh viện không chỉ giúp bệnh nhân nhận bộ phận cơ thể từ tử tù mà còn phải liên hệ với các cấp chính quyền, bao gồm cơ quan tư pháp. “Tham nhũng có thể nảy sinh trong quá trình này”, bác sĩ Qian nói.

Thứ trưởng Huang cho biết một số người bỏ qua quy trình pháp lý trong việc nhận bộ phận cơ thể từ tử tù và thu lợi lớn.

Tất cả chi phí đổ lên đầu bệnh nhân. Theo China Daily, có trường hợp hóa đơn thanh toán lên tới 200 ngàn NDT (29.000 USD) cho một quả thận, nhưng chưa bao gồm các dịch vụ y tế.

Theo ước tính của các chuyên gia, chi phí thấp nhất cho mỗi vụ ghép tạng cũng phải lên tới 100 ngàn NDT. 

(Theo D.H Tổng hợp/TPO)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Cuộc chiến chống gian lận thuế đạt nhiều tiến bộ
  • Đức: 100 giáo sư bị điều tra vụ mua bằng tiến sĩ
  • Phát hiện vụ trộm thông tin tín dụng lớn nhất Mỹ
  • Hàn Quốc: Bắt các băng tội phạm người Việt
  • Mỹ phanh phui vụ trộm lớn nhất lịch sử
  • Trung Quốc điều tra vụ hàng ngàn trẻ em ngộ độc chì
  • Google bị điều tra tại Ý
  • Dàn dựng tội ác để nổi tiếng !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%