Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 50% sản phẩm Trung Quốc bán ở châu Âu nguy hiểm cho người dùng

Đồ chơi do Trung Quốc sản xuất thường hay gây thương tích
Không chỉ có thực phẩm Trung Quốc thiếu an toàn. Liên minh châu Âu báo động là hơn một nửa sản phẩm bị ghi nhận là nguy hiểm tại châu lục này có xuất xứ từ Đại lục.

Hàng vải sợi và đồ chơi nằm trong những sản phẩm nguy hiểm thường được nêu lên nhất. Quần áo thì gây dị ứng, đồ chơi thì gây thương tích.

Trong một bản báo cáo do Ủy ban châu Âu công bố, trong năm 2011 vừa qua, có tổng cộng 1803 mặt hàng lưu hành tại châu Âu được cảnh báo là nguy hiểm. Trong số này, có đến 54% là được sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm đủ loại mặt hàng, từ hàng may mặc, đồ chơi, cho đến các loại xe gắn động cơ.

Hàng vải sợi và đồ chơi nằm trong những sản phẩm nguy hiểm thường được nêu lên nhất, quần áo thì gây dị ứng, đồ chơi thì gây thương tích.

Vấn đề gây thương tích chiếm 26% các trường hợp nguy hiểm được nêu lên, hoá chất độc hại là 19% và trường hợp trẻ em bị ngạt do đồ chơi là 15%.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu cho thấy, tỷ lệ 54% này có giảm sút so với năm 2012 khi hàng “Made in China“ chiếm 58% các sản phẩm bị lưu ý là nguy hiểm được bán ở châu Âu.

Đây là lần đầu tiên từ ngày hệ thống giám sát mặt hàng nguy hiểm RAPEX của châu Âu được thành lập, mà số lượng mặt hàng bị cảnh báo là nguy hiểm, cần phải rút khỏi thị trường, lại giảm sụt như vậy.

Tuy nhiên trước hiện tượng sụt giảm đó, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân đến từ đâu ? Đó là dấu hiệu có tiến bộ trong vần đề cải thiện chất lượng, bảo đảm an toàn do việc hệ thống cảnh báo được thành lập, hay là đó là vì công việc kiểm tra giảm sụt ?

Trước các câu hỏi đó, Ủy ban châu Âu công nhận rằng số lượng cảnh báo giảm sụt có lẽ một phần đến từ việc cắt xén ngân sách và phương tiện trong guồng máy hành chính các quốc gia thành viên, đang phải tiết kiệm tối đa chi phí vận hành. Do đó, họ không thống kê được hết các trường hợp nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong thông cáo của mình, Ủy ban cũng bào chữa là hệ thống giám sát RAPEX đạt đến trình độ chắc chắn, hữu hiệu, cho phép nâng cao chất lượng thông báo và đánh giá của mình.

Ủy viên châu Âu phụ trách hồ sơ này, ông John Dalli cho rằng việc số lượng mặt hàng nguy hiểm lưu hành trên thị trường ít đi hơn là một điều đáng mừng cho người tiêu thụ. Thế nhưng ông cũng kêu gọi người tiêu dùng ở châu Âu tiếp tục đề cao cảnh giác.

Châu Âu, theo ông, phải “ tiếp tục nỗ lực đối phó với những thách thức của sự toàn cầu hóa của dây chuyền cung cấp hàng hóa và xử lý vấn đề an toàn sản phẩm khi nó vừa xuất hiện
 
(Theo Đất Việt)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Kinh hoàng công nghệ chế vỏ nang thuốc ở Trung Quốc
  • Những mánh chuyển tiền ra nước ngoài của quan tham Trung Quốc
  • Trung Quốc: Tìm thấy thuốc trừ sâu cấm trong trà Lipton
  • Chuyện động trời ở Trung Quốc: Thịt thuốc phiện
  • Bên trong một nhà máy điện thoại nhái ở Trung Quốc
  • Sóng ngầm buôn lậu siêu xe xuyên quốc gia
  • Anh em tỉ phú Hong Kong bị bắt vì hối lộ
  • Trùm mafia Ý bị bắt tại Thái Lan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%