Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ buộc tập đoàn Dow Chemicals bồi thường cho người Ấn Độ

Hai mươi bảy thành viên Quốc hội Mỹ hôm qua kêu gọi tập đoàn hóa chất Dow Chemicals phải trả tiền cho việc làm sạch môi trường tại nơi xảy ra thảm họa công nghiệp ở Bhopal, Ấn Độ 25 năm về trước.

 

Theo tin của hãng AFP, trong một lá thư gửi cho chủ tịch tập đoàn, các nhà lập pháp Mỹ thúc giục tập đoàn Dow Chemicals phải đáp ứng “ngay lập tức” yêu cầu của những người sống sót về hỗ trợ về kinh tế và y tế, làm sạch đất và nguồn nước tại nơi xảy ra thảm họa. Các đại biểu Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu tập đoàn cử đại diện tham dự vào tiến trình xét xử vụ việc tại một tòa án Ấn Độ.
 

Thảm họa xảy ra tháng 12 năm 1984 khi một bồn chứa sản phẩm của nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu làm tràn khí độc cyanide vào không khí ở thành phố Bhopal, làm chết lập tức 3.500 người.
 

Vị trí đặt quảng cáoNhà máy này thuộc sở hữu của Công ty Union Carbide mà sau đó tập đoàn Dow đã mua đứt vào năm 1999. Các thành viên Quốc hội Mỹ dự tính từ đó đến nay đã có thêm 15.000 người thiệt mạng vì tai họa này, và hiện nay mỗi tháng có thêm 15 người chết do di hại của khí độc.
 

“Bhopal được coi là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, một thảm họa có tác động sâu rộng tới ngành hóa chất, toàn cầu hóa và quyền con người. Tuy vậy, thảm họa vẫn đang tiếp tục hoành hành và ngày càng tệ hơn”, lá thư của các dân biểu Mỹ nhận định.
 

Tập đoàn Dow Chemicals – cũng là nhà sản xuất chất độc màu da cam Orange Agent và là một bị đơn trong vụ kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam – cho rằng, mọi trách nhiệm pháp lý đã được giải quyết vào năm 1989, 5 năm sau ngày xảy ra thảm họa, khi Công ty Union Carbide trả cho chính phủ Ấn Độ 470 triệu đô la Mỹ để chuyển tới những người sống sót và gia đình các nạn nhân tử vong và từ đó đến nay nhà máy này đã không còn hoạt động nữa.
 

Nhưng những người hoạt động xã hội tại Ấn Độ cho rằng số tiền bồi thường quá thấp và không tính tới những hậu quả lâu dài của việc rò rỉ khí gas và nhiễm độc từ trước khi xảy ra thảm họa.
 

Theo luật pháp cả Ấn Độ và Mỹ, chính người gây ra ô nhiễm, chứ không phải ngân sách quốc gia hoặc ngân sách cộng đồng, phải chịu trách nhiệm về mọi tổn hại cho môi trường mà hành vi của họ gây ra.

(Theo Thái Bình/TBKTSG Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Tỷ phú lừa đảo tự nộp mình cho cảnh sát
  • Mexico từ chối trả tội phạm Florence Cassez cho Pháp
  • Mỹ bắt chuyên gia tài chính lừa đảo 6 triệu USD
  • Sao chép lậu trên internet khiến Mỹ thiệt hại 25 tỉ đô la/năm
  • Malaysia cấm sử dụng 4 loại thuốc cổ truyền
  • Italia: Hai người Nhật bị bắt vì mang 134 tỷ USD trái phiếu
  • Hàng Trung Quốc không hóa đơn chứng từ xuất hiện nhiều
  • Thị trưởng Thâm Quyến bị điều tra hối lộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%