Một hãng sản xuất phần mềm Mỹ hôm thứ Ba (5/1) đã kiện các công ty của Trung Quốc và 7 hãng sản xuất máy tính lớn với lý do họ đã xâm phạm bản quyền phần mềm lọc web của hãng này.
Hãng Cybersitter LLC có trụ sở nằm ở Barbara bang Santa đã đệ đơn kiện tại tòa án Los Angeles, yêu cầu bồi thường khoản tiền 2,2 tỷ USD. Phần mềm mà công ty này phát triển nhằm hỗ trợ các vị phụ huynh lọc nội dung trang web mà giới trẻ thường hay truy cập.
Theo tuyên bố của công ty, các công ty Trung Quốc đã sao chép mã nguồn của chương trình, đồng thời đưa chúng vào sử dụng làm phần mềm ngăn chặn khách hàng sử dụng internet truy cập vào các trang web bị chính phủ coi là nhạy cảm. Ngoài ra, 7 hãng chế tạo máy tính bao gồm cả Sony, Lenovo và Toshiba cũng đều bị khởi tố, do đã phân phối phần mềm mà Trung Quốc sao chép khi bán máy tính tại quốc gia này.
Luật sư đại diện cho Cybersitter, Gregory Fayer cho biết, những hành vi xâm phạm có liên quan đến bản quyền được một nghiên cứu sinh đại học phát hiện, trên trang điện tử anh này đã viết một báo cáo liên quan đến chương trình lọc web.
Cũng theo ông Fayer, hãng sản xuất phần mềm Trung Quốc xem ra đã tải chương trình này từ máy chủ của Cybersitter, đồng thời đã sao chép hơn 3000 mã chương trình trong đó, sau đó đưa nó gia nhập vào phần mềm lọc dữ liệu “Green Dam”.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã hạ lệnh yêu cầu các hãng chế tạo máy tính cài đặt sẵn hoặc tùy cơ bổ sung thêm phần mềm lọc dữ liệu “Green Dam” cho những chiếc máy tính đang được tiêu thụ tại Trung Quốc.
Cách làm này đã gây bất mãn mạnh mẽ đối với người dân và các hãng chế tạo máy tính Trung Quốc, sau đó Trung Quốc đã hủy bỏ lệnh này. Mặc dù các cơ quan hữu quan Trung Quốc cho rằng, cần phải cài đặt hệ thống lọc web để ngăn chặn người sử dụng truy cập những trang internet có nội dung mang tính bạo lực. Theo những người phân tích đánh giá về chương trình này, phần mềm này cũng có thể lọc được những nội dung mà chính phủ cho rằng nó mang tính chính trị nhạy cảm.
Trong đơn khởi kiện, mặc dù lệnh của chính phủ đã được dỡ bỏ, nhưng các hãng máy tính sau khi biết đã xâm phạm bản quyền, vẫn tiếp tục phân phối phần mềm này trong quá trình tiêu thụ máy tính tại Trung Quốc.
Theo ông Fayer, tòa án chưa gửi trát tới công ty bị kiện. Những hãng chế tạo máy tính mà đơn khởi kiện đã nêu đích danh gồm Sony, Lenovo, Toshiba, Acer (Acer Inc), Asus (ASUSTeK Computer Inc), BenQ (BenQ Corp) và Haier (Haier Group).
Phát ngôn viên của Lenovo đã gửi email cho biết, công ty này không có lời bình luận nào về đơn kiện. Hãng BenQ của Đài Loan cũng cho biết, công ty vẫn chưa được thông báo về vụ kiện, nên không đưa ra lời bình luận. Acer cũng từ chối bình luận. ASUS tạm thời chưa phản ứng. Đại diện của Sony, Toshiba và Haier cũng tạm thời chưa trả gửi email phúc đáp.
Chủ tịch điều hành của Công ty cổ phần hệ thống máy tính Trịnh Châu Kim, một trong những hãng sản xuất phần mềm Trung Quốc bị khởi tố vẫn chưa nhận điện thoại. Một hãng sản xuất phần mềm khác cũng có tên trong đơn kiện hiện cũng chưa liên lạc được.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com