Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuốc giả nhãn mác Ấn Độ vào châu Phi

Ngày 9.6, cơ quan chức năng Ấn Độ gửi thư phản đối mạnh mẽ đến đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ và bộ Thương mại Trung Quốc, sau khi Nigeria phát hiện số lượng lớn thuốc dán nhãn “sản xuất tại Ấn Độ” có nguồn gốc từ... Trung Quốc.

Cơ quan quốc gia quản lý và kiểm soát lương thực, thực phẩm và dược phẩm của Nigeria (NAFDAC) tuần trước phát hiện lô lớn thuốc chữa bệnh sốt rét mang nhãn “made in India”, nhưng thực ra được sản xuất tại Trung Quốc và nhập vào nước này.

Hiện nay, Ấn Độ và các nước tại châu Phi đang tiếp tục thu thập chứng cứ về thuốc giả có gốc gác từ Trung Quốc nhưng dán nhãn Ấn Độ - nước có ngành công nghiệp dược trị giá 10,7 tỉ USD.

Đại diện Ấn Độ tại Nigeria từng cảnh báo rằng tình trạng thuốc giả sản xuất tại Trung Quốc dán mác Ấn Độ có thể được bán khắp châu Phi. Bộ Thương mại Ấn Độ trước đó nhận được nhiều khiếu nại về những lô thuốc giả tương tự có xuất xứ Trung Quốc nhưng gắn nhãn “made in India”, bán tại Ghana, Bờ biển Ngà, Nam Phi, Tây Phi.

Times of India cho biết cả Trung Quốc và Ấn Độ phải chịu trách nhiệm về vấn đề thuốc giả tại thị trường Nigeria. Cả hai nước chiếm phần lớn trong thị phần 60% dược phẩm nhập khẩu hàng năm của Nigeria. Theo Asianews, cả hai nước từng bị cáo buộc bán thuốc dưới chuẩn an toàn quốc tế vào châu Phi. Năm 2001 và 2007, hơn 30 công ty của Ấn Độ và Trung Quốc đều bị cấm bán thuốc tại nước này vì xuất khẩu thuốc giả vào đây.

Đầu năm nay, tờ Guardian của Anh cũng tường thuật những chuyến hàng thuốc giả sản xuất tại Trung Quốc, dán nhãn Pháp, được trung chuyển tại Singapore và đưa tới Anh. Tuy nhiên Trung Quốc phủ nhận việc nước này xuất khẩu thuốc giả, nhưng thừa nhận có thể các công ty nước ngoài đã làm ăn với một số công ty dược bất hợp pháp tại Trung Quốc.

( Theo SGTT Online/Guardian)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Indonesia: Chống tham nhũng gặp khó
  • Mexico: Phát hiện 1 tấn cocain giấu trong bụng cá mập
  • Bin Laden lại lên tiếng đe doạ người Mỹ
  • Khởi kiện một trong những “thủ phạm” của khủng hoảng tài chính
  • Trung Quốc: Luật an toàn thực phẩm bắt đầu có hiệu lực
  • Mỹ xét xử "hậu duệ dỏm" của Rockefeller
  • Nga phá đường dây buôn lậu bộ phận tên lửa
  • Bà Rice bị trường cũ kiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%