Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Intel bị phạt 1,45 tỷ USD?

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13/5 ra phán quyết phạt nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới Intel 1,06 tỷ euro (1,45 tỷ USD), vượt kỷ lục 899 tỷ euro do EU phạt Microsoft năm ngoái.

Ủy viên EC Neelie Kroes trong cuộc họp báo về án phạt Intel tại trụ sở EC ở Brussels ngày 13-5. Ảnh: Reuters

EC cũng ra lệnh cho Intel phải lập tức chấm dứt các chiến thuật kinh doanh ở châu Âu nhằm loại bỏ đối thủ chính Advanced Micro Devices (AMD).


Bà Neelie Kroes, Ủy viên về cạnh tranh của EC, cho biết: “Mức phạt đó không có gì đáng ngạc nhiên với những thiệt hại Intel đã gây ra cho hàng triệu khách hàng ở châu Âu bằng cách cố tình đẩy đối thủ khỏi thị trường trong hơn 5 năm qua”.


EC tuyên bố, Intel phải nộp phạt trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, Intel tuyên bố sẽ kháng cáo.


Tập đoàn Intel, trụ sở ở Santa Clara, California (Mỹ), nắm khoảng 80% thị trường bộ vi xử lý máy tính (CPU) trên toàn cầu. Intel chỉ có một đối thủ thực sự là AMD, trụ sở ở SunnyVale, California, chỉ cách trụ sở Intel khoảng 5km.
Hai đại gia này đã “đấu” nhau từ nhiều năm nay.
 

Theo các chuyên gia phân tích, phán quyết của EC sẽ không ảnh hưởng chiến lược giá của Intel ở ngoài châu Âu nhưng có thể tác động quan trọng ở Mỹ và châu Á.

Phán quyết sẽ buộc các nhà chức trách Mỹ vào cuộc, sau khi Hàn Quốc và Nhật Bản đã cáo buộc Intel vi phạm luật chống độc quyền.

Khách hàng châu Âu mua khoảng 30% lượng chip Intel bán ra mỗi năm. Ở châu Âu, Intel đã đầu tư hơn 5 tỷ USD và tuyển dụng hơn 6.000 người, phần lớn ở Ireland, nơi có nhà máy sản xuất lớn hàng thứ tư của Intel trên toàn cầu.


Cuộc điều tra 8 năm do EC tiến hành cho thấy, Intel đã vi phạm luật cạnh tranh của EU bằng cách lợi dụng vị thế thống trị, làm hạn chế sự chọn lựa của khách hàng.


Theo điều tra, Intel đã giảm giá cho nhiều nhà sản xuất máy tính, gồm Acer, Dell, Hewlett-Packard, Lenovo và NEC, để họ mua chip độc quyền của Intel. Các nhà sản xuất này còn được Intel trả tiền nếu họ ngưng hoặc hoãn tung ra các máy sử dụng chip AMD.


Những thỏa thuận giảm giá không có trong các hợp đồng chính thức của Intel nhưng các nhà điều tra biết được qua những e-mail và báo cáo của các doanh nghiệp, thu được trong những cuộc khám xét bất ngờ.


Theo điều tra, AMD có lần đề nghị tặng 1 triệu chip cho một nhà sản xuất máy tính nhưng cuối cùng nhà sản xuất này chỉ “dám” nhận 160.000 chip do không muốn bị mất khoản giảm giá cho hàng triệu chip khác từ Intel.


Điều tra còn cho thấy, từ năm 2002 đến 2007 Intel đã trả tiền cho tập đoàn bán lẻ hàng điện tử lớn nhất Đức là Media Saturn để họ chỉ nhập hàng máy tính dùng chip Intel vào hệ thống siêu thị MediaMarkt, ngay cả ở Dresden (Đức), nơi sản xuất chip AMD.


Giám đốc tiếp thị AMD, Nigel Nigel Dessau cho rằng: “Phán quyết của EC sẽ báo hiệu một thay đổi hết sức sâu rộng trong công nghiệp IT”. Tổ chức người tiêu dùng châu Âu BEUC hoan nghênh án phạt và kêu gọi các khách hàng khởi kiện dân sự đòi Intel bồi thường thiệt hại.


Các chuyên gia phân tích cho rằng, phán quyết của EC sẽ giúp AMD lấy lại thị phần và thế cạnh tranh với Intel nhưng sẽ không làm biến đổi lớn hoạt động của Intel.


Nhà phân tích Shaw Wu của Kaufman Bros. nói, phán quyết của EU sẽ tác động với những nhà sản xuất như Dell vốn phụ thuộc lớn vào nguồn chip Intel nhưng sẽ tác động không nhiều với những nhà sản xuất đa dạng như Hewlett-Packard.


(Theo Tri Nhân
SGGP/AP, Reuters)

(Theo tentacgia // Báo Tiền Phong)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%