Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công trình xây dựng vi phạm: Chủ nhà, nhà thầu đều bị phạt nặng

Thông tư số 24/2009 (có hiệu lực từ ngày 9-9-2009, hướng dẫn thực hiện nghị định 23 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật...) do Bộ Xây dựng vừa ban hành sẽ phạt rất nặng các trường hợp xây dựng không phép, sai phép, bị xử phạt nhưng vẫn tiếp tục tái phạm.


Ông Nguyễn Văn Khoa (261/11 Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng vết nứt trên tường nhà ông là do việc thi công cầu Thủ Thiêm


Xây nhà không phép, sai phép và tái phạm phạt từ 300-500 triệu đồng


Chủ nhà, nhà thầu xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình khác sai phép hoặc không có giấy phép xây dựng, đã bị cơ quan chức năng đình chỉ thi công công trình mà chủ nhà, nhà thầu vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt từ 300-500 triệu đồng. Trong quá trình xây dựng công trình, nếu để xảy ra sự cố mà sau 24 giờ (kể từ khi xảy ra sự cố) chủ đầu tư không lập báo cáo gửi cơ quan chức năng thì bị phạt từ 10-15 triệu đồng. Nhà thầu thi công công trình nhưng không che chắn, vi phạm quy định về đảm bảo an toàn sẽ bị phạt từ 1-30 triệu đồng, tùy theo mức độ, loại công trình vi phạm.


Thông tư nói trên còn quy định chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình gây lún nứt, sụp đổ các công trình lân cận bị phạt từ 1-40 triệu đồng, tùy loại công trình, mức độ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Trường hợp có khiếu kiện của bên bị thiệt hại thì cơ quan chức năng phải lập biên bản và yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công.


Sau khi lập biên bản, nếu hai bên không tự thỏa thuận được và một trong hai bên có yêu cầu thì chủ tịch UBND phường, xã mời chủ đầu tư và bên bị thiệt hại đến thỏa thuận mức đền bù. Sau bảy ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt không có lý do chính đáng thì tổ chức thỏa thuận lần hai.


Nếu bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì chủ đầu tư được tiếp tục thi công công trình. Trường hợp thỏa thuận lần hai cũng không thành thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa và trong thời gian này công trình vẫn được thi công cho đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực của tòa án. Nếu công trình lân cận có nguy cơ sụp đổ thì chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ chi phí di chuyển và thuê chỗ ở tạm cho bên bị thiệt hại trong thời gian chờ giải quyết.


Công trình xây sai phép trước ngày 1-5-2009 được tồn tại


Theo hướng dẫn tại thông tư nói trên, cơ quan chức năng không xử phạt xây dựng sai phép đối với nhà riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau: xây dựng sai vị trí hoặc thay đổi diện tích đã ghi trong giấy phép ở những nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500. Với khu vực đã duyệt thiết kế đô thị mà chủ nhà xây dựng sai vị trí, thay đổi diện tích nhưng nằm trong phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà, không gây khiếu kiện, không lấn chiếm lộ giới quy định thì cũng không bị xử phạt.


Tương tự, trường hợp thay đổi kiến trúc bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính, giảm số tầng so với giấy phép xây dựng ở những nơi chưa có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt thì vẫn không bị xử phạt.


Với các công trình vi phạm trước ngày nghị định 23 của Chính phủ có hiệu lực (ngày 1-5-2009) nhưng chưa xử lý dứt điểm thì xử lý như sau: nếu công trình vi phạm nằm trong quy hoạch khu dân cư ổn định mà xây dựng sai phép về số tầng, diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì cho phép chủ đầu tư được giữ nguyên công trình. Tuy nhiên, quy định đưa ra điều kiện là khi thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai phép công trình mà không được bồi thường.


Trường hợp công trình vi phạm không nằm trong quy hoạch khu dân cư và quy hoạch này cũng chưa thực hiện ngay thì yêu cầu chủ đầu tư phải cam kết tự tháo dỡ và không được bồi thường khi thực hiện quy hoạch này. Đối với công trình vi phạm thuộc quy hoạch khu dân cư ổn định nhưng lấn chiếm không gian, lấn chiếm đất đai, lấn chiếm lộ giới... thì phải cương quyết tháo dỡ. Đồng thời trong quá trình xử lý các công trình trên cũng phải xem xét trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm mà không xử lý dứt điểm.


(Theo Tuổi Trẻ)

  • Bàn giao con dấu Công ty CP Bông Bạch Tuyết
  • Quảng Trị: Tình trạng buôn lậu vẫn phức tạp
  • Xe máy không kiểm tra khí thải định kỳ: Có thể phạt 300.000 đồng
  • Phát hiện hàng loạt sai phạm trên công trường Keangnam
  • Khởi tố hai đối tượng lừa đảo lấy 8 xe ôtô
  • Vinaconex bị thu hồi 900 tỷ đồng tiền sai phạm
  • Vi phạm trong xây dựng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
  • Ma trận lừa đảo qua mạng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%