Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu cơ có thể bị phạt 70 triệu đồng và tước giấy phép

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2008/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại với khung phạt tiền tối đa 70 triệu đồng và có thể bị tước giấy phép kinh doanh

Nghị định nêu rõ 4 nhóm hành vi bị xử phạt hành chính gồm: Đầu cơ hàng hóa, găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; Vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; Xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép thóc, gạo, xăng, dầu, lâm sản, khoáng sản qua biên giới; Gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Nếu lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo, sẽ bị phạt 35 triệu đồng đối với mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự; mua vét, mua gom các mặt hàng xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị phạt 5 - 35 triệu đồng.
Mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu đó là hành vi vi phạm của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam; của cá nhân, doanh nghiệp, chi nhánh không đăng ký kinh doanh hoặc không được phép kinh doanh loại hàng hóa đó.
Nếu găm hàng, sẽ bị phạt 5 - 30 triệu đồng; một số trường hợp có thể sẽ tăng gấp đôi. Các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại găm hàng hoặc tăng giá quá mức sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần...
Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường bị phạt 10 - 20 triệu đồng. Nếu cố ý bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật để vụ lợi thì bị phạt gấp 2 lần.
Theo Website Chính phủ, việc xử phạt hành chính các vi phạm về đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức và đưa tin thất thiệt chỉ áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn thị trường theo quy định của Trung ương và địa phương và trong các trường hợp: Thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương.
Đối với các vi phạm về đầu tư, hàng hóa, xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép xăng, dầu, thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới, nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
 

( Theo Trung tâm thông tin Bộ thương mại )

  • Rút giấy phép cơ sở kinh doanh xăng dầu gian lận
  • Đem đất công cho thuê, hưởng lợi hàng tỉ đồng
  • CTCP Thủy sản Minh Hải bị xử phạt 20 triệu đồng
  • Thanh tra trọng tâm vào cổ phần hóa doanh nghiệp
  • Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Thuế tiêu thụ Đặc biệt
  • Chưa có văn bản nào cấm mũ bảo hiểm thời trang
  • Giới hạn kinh doanh đặt cược
  • Đồng Nai: Một giám đốc DN kiện UBND huyện Nhơn Trạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%