Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí

Theo dự toán ngân sách (NS) TƯ năm 2009, khoản chi để phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh và quản lý hành chính sự nghiệp là 160.231 tỷ đồng. Trong số này, khoảng 20% (tương ứng 32.000 tỷ đồng) được chi mua sắm công (MSC). Trên thực tế, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động MSC đã xảy ra dưới nhiều hình thức, vì thế ngành chức năng cần phải siết chặt hoạt động này...

 Ngân sách bị tiêu sai mục đích

 Ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, nhu cầu MSC để phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo dự toán, tổng chi NSTƯ năm 2009 là 314.544 tỷ đồng. Trong đó, chi cho phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng - an ninh và quản lý hành chính sự nghiệp là 160.231 tỷ đồng; trong số này, khoảng 20% (tương ứng hơn 32.000 tỷ đồng) được chi MSC.

 Để siết chặt hoạt động MSC, thời gian qua các luật: Đầu tư; Đấu thầu; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Phòng, chống tham nhũng… đã được xây dựng với nhiều quy định cho hoạt động MSC. Song, trên thực tế tình trạng MSC sai nguyên tắc, vượt tiêu chuẩn chế độ... vẫn xảy ra. Kết quả kiểm toán năm 2008 do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố cho thấy, các ban quản lý (BQL) dự án thuộc 32 bộ, ngành và 56 tỉnh, TP có tài sản quản lý và MSC là hơn 2.366 tỷ đồng. Số tài sản này tập trung ở 3 bộ lớn gồm Y tế: hơn 629 tỷ đồng (chiếm 27%), Giao thông vận tải: hơn 360 tỷ đồng (chiếm 15%), NN&PTNT: hơn 210 tỷ đồng (chiếm 9%). Hàng trăm tỷ đồng NSNN đã được các BQL dự án thuộc các bộ chi cho hoạt động MSC, nhưng có nhiều khoản đã chi vượt quá tiêu chuẩn. Cụ thể, tổng số tiền MSC vượt tiêu chuẩn tại các BQL dự án thuộc 4 bộ: Y tế, Giao thông vận tải, NN& PTNT, Giáo dục và Đào tạo và 4 tỉnh, TP trực thuộc TƯ gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ninh Bình và Đồng Nai có tổng giá trị tới 95,303 tỷ đồng. Trong số này, số tiền chi mua sắm phương tiện đi lại cao hơn tiêu chuẩn là 53,462 tỷ đồng; chi mua thiết bị làm việc sai mục đích, đối tượng: 17,896 tỷ đồng... KTNN cũng chỉ rõ, quá trình mua sắm trang, thiết bị tại các BQL dự án còn thiếu sót về trình tự, thủ tục, đấu thầu, xét chọn nhà thầu. Tình trạng mượn, cho mượn tài sản sai nguyên tắc cũng diễn ra dưới nhiều hình thức. Một số bộ, ngành và địa phương đã điều chuyển tài sản không đúng thẩm quyền... Nhưng trên thực tế chưa có bộ, ngành, địa phương nào tự phát hiện sai phạm để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định, sai mục đích... theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

 Cần minh bạch thông tin

 Hoạt động MSC ở nước ta chủ yếu được thực hiện giữa bên mua và bên bán, mà chưa có sự tham gia của bên cung cấp đóng vai trò trung gian. Đây là một trong những lý do dẫn đến thất thoát, lãng phí. Để nâng cao hiệu quả hoạt động MSC, việc áp dụng hình thức đấu thầu đã được thực hiện tại một số đơn vị. Ông Nguyễn Quang Ân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua những biến động về giá khiến nhiều gói thầu phục vụ MSC tại Bộ không chọn được nhà thầu do giá chào thầu quá cao. Thông qua hình thức đấu thầu, năm 2008, Bộ Y tế đã giảm được 31,4 tỷ đồng so với giá thầu đã duyệt. Ông Tăng Việt Cường, Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận cũng cho biết, năm 2008 tổng giá trị mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại địa phương là 11,67 tỷ đồng; qua tổ chức đấu thầu cũng tiết kiệm được 1,3 tỷ đồng NSNN...

 Để hoạt động MSC được thực hiện hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, cần kết hợp cả hai phương thức MSC tập trung và phân tán; đồng thời, sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị nhà nước. Việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến MSC cũng là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí. Trên thực tế, những cuộc thông đồng trong đấu thầu, MSC trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các dự án phát triển ngành vẫn xảy ra. Vì vậy, việc sớm ban hành cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành hữu quan để siết chặt hoạt động MSC là cần thiết, giúp kinh tế phát triển ổn định và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí.

(Theo Khánh Ly // Hanoimoi Online)

  • Sẽ kiểm toán 77 đơn vị trong thời gian tới
  • Bắt băng nhóm dàn cảnh trộm tiền người giao dịch từ ngân hàng
  • 624 vụ vi phạm trong sản xuất kinh doanh
  • Truy tố 2 đối tượng gây thiệt hại 401 tỷ đồng ở Agribank
  • Cấm đấu thầu với 4 nhà thầu có hành vi vi phạm
  • Phát hiện nhiều sai phạm lên tới hơn 11 ngàn tỷ đồng
  • Vỡ hụi tiền tỷ, tiếp tục đi lừa đảo
  • Quảng Ninh khởi tố hàng loạt cán bộ địa phương tham ô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%