Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gần 1.500 công nhân Công ty Rieker Việt Nam đình công

Hàng nghìn công nhân Công ty Rieker Việt Nam đình công vì phải làm việc quá mức

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 5/4, gần 1.500 công nhân của phân xưởng gò, ráp thuộc Công ty Rieker Việt Nam (đóng tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đã đồng loạt đình công với lý do là làm việc quá mức.  

Nhận được thông tin, chúng tôi đã có mặt tại nơi công nhân đình công để tìm hiểu vấn đề. Một số công nhân bức xúc nói: Lãnh đạo công ty ép công nhân làm việc quá sức. Phải làm thêm 2-3 công đoạn trong một dây chuyền sản xuất (quy định chỉ 1 công đoạn), nhưng tiền lương thì không tăng, khẩu phần ăn buổi trưa không đủ chất dinh dưỡng, từng xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn. Công ty cũng quy định trong thời gian 30 phút vừa ăn cơm và nghỉ trưa.

Nhiều công nhân còn cho biết thêm: Khi bị đau trong lúc làm việc thì chỉ được đưa lên văn phòng nằm nghỉ 15-20 phút thì phải trở lại làm việc, không cho về. Chỉ với mức lương 1triệu đồng/tháng, công ty bắt công nhân đóng bảo hiểm y tế hàng tháng nhưng khi đau thì không được cấp thuốc để uống, phải ra ngoài mua.

Điều mà nhiều công nhân bức xúc nhất là việc họ đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, nhưng khi công ty không có hàng, họ phải nghỉ ở nhà nhưng vẫn không được trả lương thất nghiệp.

Nhận được thông tin công nhân đình công, đại diện Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Điện Bàn đã có mặt để nắm tình hình và chờ Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam đến làm việc giải quyết.

Ngay trong buổi sáng cùng ngày, lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Điện Bàn có mặt tại hiện trường lắng nghe ý kiến của công nhân và cùng lãnh đạo công ty giải quyết những đề nghị của công nhân.  

Chiều ngày 5/4, phóng viên Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài An – Phó Tổng Giám đốc Công ty giày Rieker. Ông An cho biết: Ban Giám đốc Công ty đã phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu công nhân bình tĩnh và sẽ giải quyết những yêu cầu hợp lý của công nhân. Theo đó, về vấn đề công nhân cho rằng định mức công ty đưa ra là quá cao, ông Nguyễn Hoài An cho rằng có hai khả năng xảy ra, hoặc là định mức cao thật, hoặc là có thể công ty chưa có hướng dẫn phương pháp cụ thể khiến công nhân làm không đạt định mức. Về vấn đề này công ty sẽ tiến hành kiểm tra lại thực tế, nếu định mức cao thì sẽ giảm định mức, nếu thiếu phương pháp thì công ty sẽ hướng dẫn cho công nhân. Về chế độ bữa ăn, công ty đã làm việc với hai công ty cung ứng thức ăn cho công nhân là Công ty Tín Ngọc và Công ty Long Trà cải thiện chất lượng bữa ăn cũng như điều chỉnh thái độ phục vụ cho công nhân. Nếu công ty nào không đảm bảo thì Công ty giày Rieker sẽ cắt hợp đồng với công ty đó. Về thái độ “coi thường công nhân” của cán bộ phòng nhân sự, ngay trong buổi sáng Ban Giám đốc Công ty đã đình chỉ công tác hai cán bộ và điều chuyển sang làm công tác khác.

(Theo Nguyên Khang // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 2 nhà đầu bị phạt tiền vì liên tiếp mua cổ phiếu SQC ở mức trần
  • Một số dòng xe sẽ được điều chỉnh lại giá tính thuế trước bạ
  • TPHCM: Công bố 21 bộ thủ tục hành chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Lãi tiền gửi có phải là “thu nhập khác” hay không?
  • Ống đổ rác tại các toà nhà chung cư: Vấn nạn và lời giải
  • Không được chuyển nhượng cổ phần, chia cổ tức
  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, thuế thu nhập cá nhân 20%
  • Biến nhớt thải thành nhớt “xịn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%