Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám đốc thẩm vụ án “Bột mì Bình Dương”: Bài học đắt giá thời mở cửa

 Vụ án “Bột mì Bình Dương” là cụm từ mà các doanh nghiệp gọi cho dễ nhớ về một vụ án mà phải đến cấp xét xử giám đốc mới ngã ngũ giữa chuyện hình sự hay dân sự cho mối quan hệ làm ăn thời bắt đầu mở cửa thị trường.

Tên gọi đúng là: Vụ án Nguyễn Văn Bình phạm tội “Sử dụng trái phép tài sản”; Phạm Hoàng Tuấn, Phạm Hoàng Thọ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”.

Thừa gió bẻ măng


Tháng 12-1997, Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty Hưng Thịnh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhập 2 dây chuyền máy xay xát lúa mì của Công ty mậu dịch Kim Khang - Trung Quốc có công suất 60 tấn/ngày và 100 tấn/ngày với giá 360.000 USD. Nguyễn Văn Bình đã nâng giá 2 dây chuyền máy lên 1.908.570 USD và gán nợ cho Doanh nghiệp tư nhân thương mại Cẩm Hòa do ông Trần Vinh Văn làm giám đốc, dây chuyền máy có công suất 100 tấn/ngày với giá 12,5 tỷ đồng. Ông Trần Vinh Văn lại gán luôn dây chuyền máy này cho ông Diệp Văn Phát cũng với giá 12,5 tỷ đồng để trừ nợ. Ông Phát đã trả cho ông Văn 7,5 tỷ đồng.

Mặc dù đã cam kết nhưng Trần Vinh Văn không lắp đặt được máy cho ông Phát, nên ngày 18-6-1998, ông Văn ký tiếp “Biên bản thỏa thuận bổ sung” có nội dung là ông Văn ủy quyền cho ông Phát thuê chuyên gia lắp đặt máy, nhận chuyển giao công nghệ với đầy đủ thiết bị và đúng hồ sơ thiết kế, vận hành chạy thử với thời gian bảo hành 6 tháng. Mọi chi phí ông Phát tạm ứng chi trả, ông Văn có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho ông Phát.

Biết Phạm Hoàng Thọ sang Trung Quốc mua dàn máy xay xát lúa mì cho Công ty TNHH Ngọc Quang do Phạm Hoàng Tuấn (em của Thọ) làm giám đốc, ông Phát nhờ Thọ mời chuyên gia sang lắp đặt dây chuyền máy xay xát lúa mì cho mình. Thọ đã bàn với Phạm Hoàng Tuấn là khi chuyên gia của Nhan Huấn Quảng cử sang lắp máy cho Tuấn và Thọ xong, thì sẽ sang lắp máy cho ông Phát, vì Thọ biết máy xay xát lúa mì mà Trần Vinh Văn gán nợ cho ông Diệp Văn Phát là chiếc máy mà trước đây Nguyễn Văn Bình cũng mua của Nhan Huấn Quảng và công lắp đặt đã tính vào giá thành của máy. Làm như vậy Tuấn và Thọ sẽ lấy được tiền công lắp máy của ông Phát.

Tuấn đồng ý, nhưng để tránh sự phát hiện và làm cho ông Phát tin tưởng, Thọ và Tuấn thống nhất dùng giấy khống chỉ của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc do Nhan Huấn Quảng làm giám đốc rồi làm bản fax giả đề ngày 20-6-1998 trên danh nghĩa Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc gửi Công ty TNHH Ngọc Quang với nội dung: “Nếu phía Việt Nam muốn lắp đặt dây chuyền máy xay xát lúa mì công suất 100 tấn/ngày, thì phải thanh toán chi phí lắp đặt máy là 190.600 USD”. Làm xong bản fax giả này Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn mang đến nhà cho ông Diệp Văn Phát xem.

Ông Phát nói với Tuấn và Thọ là tiền công lắp đặt quá cao như vậy không chịu nổi, yêu cầu Thọ trao đổi lại với Quảng. Do đó, Thọ và Tuấn về làm bản fax giả thứ hai, có nội dung: “Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc gửi Công ty TNHH Ngọc Quang, theo yêu cầu của công ty chúng tôi đã xem xét và tính lại giá lắp máy là 100.000 USD và đề nghị phải thanh toán trước cho Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc 50.000 USD vào ngày 1-7-1998, số còn lại 50% nhận sau khi lắp máy xong”. Sau đó, Thọ và Tuấn lại mang bản fax giả thứ 2 này đến nhà ông Phát để ông Phát xem, ông Phát tin đó là 2 bản fax thật của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc nên đồng ý giá lắp máy là 100.000 USD.

Ông Phát đã giao cho Phạm Hoàng Tuấn 2 lần là 50.000 USD. Sau khi giao 50.000 USD cho Tuấn, ông Phát yêu cầu Tuấn phải làm hợp đồng lắp máy nên Phạm Hoàng Tuấn và Phạm Hoàng Thọ lại về làm bản hợp đồng lắp máy giả bằng tiếng Anh trên giấy khống chỉ của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc do Nhan Huấn Quảng làm giám đốc. Sau khi ký hợp đồng, ông Diệp Văn Phát đã giao tiếp cho Phạm Hoàng Tuấn 30.000 USD.

Tại cơ quan điều tra, Phạm Hoàng Tuấn khai đã dùng số tiền này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy xay xát lúa mì của Công ty TNHH Ngọc Quang và trả nợ cũ của Thọ; Phạm Hoàng Thọ còn khai đã dùng 48.500 USD trong số tiền này để trả nợ hộ cho Nguyễn Văn Bình do Bình còn nợ Quảng.

Ngoài ra, Công ty Hưng Thịnh và Công ty Âu Lạc có ký hợp đồng góp vốn làm đường ra đảo Tuần Châu. Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn Công ty Hưng Thịnh không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng góp vốn với Công ty Âu Lạc nên hai bên đã thanh lý hợp đồng và thỏa thuận chuyển sang hình thức Công ty Hưng Thịnh sẽ giao tiền và tài sản trị giá 22.858.000.000 đồng và sẽ được nhận 6 ha đất trên đảo Tuần Châu. Nhưng sau đó Công ty Hưng Thịnh không thực hiện được việc góp vốn như thỏa thuận nên Công ty Âu Lạc không thực hiện việc giao đất.

...Tuy nhiên khi vụ việc lôi nhau ra tòa, thì mức án tuyên được đánh giá là nhẹ nhàng với quan điểm pháp lý khác với phía cơ quan điều tra; thậm chí phiên phúc thẩm còn tuyên “không phạm tội”...

Không phạm tội

Tại Bản án sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001 Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1985; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999 phạt Phạm Hoàng Thọ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 42 tháng; Phạm Hoàng Tuấn 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 tháng tính từ ngày tuyên án đều về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân; buộc Công ty Hưng Thịnh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hoàn trả cho Phạm Hoàng Thọ 48.500 USD. Trả lại cho ông Diệp Văn Phát 1.121.460.000 đồng. Giải tỏa lệnh kê biên tài sản đối với lô thiết bị điện cao thế gửi ở kho 41 và 45 Công ty kho vận ngoại thương đặt ở Thủ Đức, TP.HCM. Giao trả lô thiết bị điện này cho Công ty Âu Lạc - Quảng Ninh. Công nhận thỏa thuận giữa Công ty Âu Lạc - Công ty Hưng Thịnh - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Ban Tài chính Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thỏa thuận ngày 13-6-2000; Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 7 ha đất thương phẩm được giới hạn bởi các điểm 1, 10, 2, G, H, I, L trên bản đồ lập ngày 3-3-2000 đính kèm để trừ nợ vay của Công ty Hưng Thịnh. Công ty Âu Lạc chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

Sau khi xử sơ thẩm, Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn kháng cáo với lý do không chiếm đoạt 31.500 USD của ông Diệp Văn Phát và đề nghị được trả lại 80.000 USD đã nộp tại cơ quan điều tra.

Ông Diệp Văn Phát kháng cáo đề nghị chuyển khung hình phạt và tăng hình phạt đối với Tuấn và Thọ, đồng thời xem xét lại quyết định của Bản án sơ thẩm đã tuyên buộc Công ty Hưng Thịnh trả cho Thọ 48.500 USD là không đúng.

(Còn tiếp)

( Theo báo điện tử Bình Dương)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%