Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng bán qua quảng cáo trên truyền hình: Thuốc “tiên”, mất tiền !

Mỗi ngày, hàng chục kênh truyền hình phát ra rả những lời quảng cáo đường mật về công dụng của các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khiến nhiều người phải móc hầu bao mua hàng chất lượng dỏm

Ngay sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Hàng bán qua quảng cáo trên truyền hình: Dùng dăm lần đã bỏ xó” viết về hiện tượng hàng bán qua truyền hình chất lượng không tương xứng như quảng cáo, nhiều bạn đọc tiếp tục phản ánh về chất lượng của các sản phẩm liên quan đến sức khỏe cũng rất đáng ngại.

Băng vệ sinh... chữa bệnh

Thông qua số điện thoại 37554488, chị Hoàng Bích ở quận 3 - TPHCM hỏi mua băng vệ sinh được quảng cáo “như một món quà tặng cho các bạn gái, giúp bạn gái thoải mái tung tăng nô đùa” nhờ công dụng ưu việt. Thế nhưng khi nghe báo giá 980.000 đồng/bộ gồm 19 gói, chị hỡi ôi khi thấy quá đắt.

Ngay lập tức, cô nhân viên trấn an: Không đắt đâu chị ạ vì băng vệ sinh này có chất làm giảm đau bụng vào những ngày ấy. Nếu không tin, chị mua rồi dùng thử sẽ thấy hết đau bụng ngay! Chị Bích hỏi tiếp: “Vậy bên em có giấy chứng nhận gì về công dụng này không thì khi giao hàng mang cho chị xem”. Nghe vậy, cô nhân viên trả lời “Có chứ” rồi... cúp máy.
Kiểu quảng cáo “nổ banh xác” còn thấy ở nhiều sản phẩm khác được bán qua truyền hình. Chẳng hạn dép massage stand – hi được khẳng định “công dụng qua mặt các sản phẩm khác”. Khi nghe người giới thiệu sản phẩm đọc ra rả trên truyền hình từ giờ này qua giờ khác, ngay cả khách hàng khó tính nhất cũng dễ xiêu lòng.

Chỉ với một đôi dép massage mà chữa được bách bệnh. Nào là “giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng hằng ngày”,“hỗ trợ các huyệt đạo làm cho máu lưu thông, phát triển thể trạng một cách tốt nhất” và cuối cùng là “giúp bạn khỏe, yêu đời và tự tin hơn”. Chính vì “công dụng thần kỳ” nên giá lên tới 2,98 triệu đồng/đôi. Nhưng sự thật thì lại không như quảng cáo. “Tôi thấy giống như một đôi dép bình thường có mấy cái gai massage, công dụng chẳng có gì ghê gớm, mà giá thì trên trời” – anh Nguyễn Chánh Trung nhà ở quận Bình Tân nhận xét.

Tương tự, máy lọc không khí bán trên truyền hình với giá 1,98 triệu đồng được quảng cáo là chỉ cần ngồi trong phòng, bật máy lên và không cần thức dậy sớm cũng có thể thưởng thức không khí trong lành như đang ở công viên lúc 4-5 giờ sáng hoặc như đang đi trên bãi biển...

Sản phẩm nào cũng là thuốc tiên

Nghe quảng cáo nước hồng sâm được chiết xuất từ sâm núi có những tính năng vượt trội như thuốc tiên, anh Hùng nhà ở quận 3 đặt mua một hộp hồng sâm 6 tuổi giá 2,88 triệu đồng được quảng cáo có tác dụng cường dương. Sau khi uống hết 4 hộp, căn bệnh yếu sinh lý vẫn không được cải thiện.

Gọi điện thoại phản ánh, người bán hàng khuyên anh đừng nên nóng vội mà cứ tăng liều lên chắc chắn sẽ có kết quả. Nghe lời, anh tăng liều gấp đôi, rồi gấp ba nhưng mọi việc vẫn chẳng tiến triển. Mới đây, nhân một đợt công tác tại Hàn Quốc, lùng mỏi mắt khắp cả thủ đô Seoul vẫn không tìm thấy nhãn hiệu nào giống như sản phẩm mà mình đã mua để đối chứng chất lượng. Đến lúc này, anh mới biết mình bị lầm chỉ vì mua hàng qua truyền hình.

Chị Hồng Loan ở quận Bình Thạnh cũng bị mắc bẫy khi lỡ muayến sào... chất lượng dỏm. Khi nghe quảng cáo hấp dẫn như “sản phẩm chỉ dành cho vua chúa thời xưa”, “công dụng tuyệt vời mang lại sức thanh xuân vô biên,dùng vào là thấy tác dụng ngay”, chị Loan phải nhịn ăn nhịn mặc chỉ để mua yến sào về dùng thử.

Sau khi dùng 200 g, làn da vốn bị nhiều mụn vẫn trơ trơ ra đấy, bắt đầu đi tìm hiểu và được một người bạn cho biết đã dùng cả một ký yến sào mua qua quảng cáo trên truyền hình nhưng cũng không ăn thua.

Vả lại, yến sào chỉ có tác dụng giúp những người già ăn uống kém bồi bổ sức khỏe, còn ăn yến sào để đẹp như tiên thì chỉ là quảng cáo tầm bậy. Hiểu được điều này cũng đã muộn vì chị đã mất hơn chục triệu đồng cho 200 g yến sào với mong muốn... đẹp như tiên.

Một vốn – bốn lời

Một người đã từng làm quản lý cho một đơn vị chuyên bán hàng theo hình thức Home shopping (bán hàng qua kênh truyền hình và giao hàng tận nhà) hiện đã nghỉ việc cho biết: Do là hình thức kinh doanh mới còn manh mún, chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng, chưa đa dạng hàng hóa nên các đơn vị chủ yếu tự nhập hàng hóa và tự ra giá bán.

Có nhiều món hàng chỉ một vốn nhưng bán đến bốn lời. “Chính vì đơn vị kinh doanh không có phương thức giải quyết khiếu nại mà chỉ hứa hẹn cho qua chuyện nên ngày nào tôi cũng phải đối mặt với phản ứng của nhiều khách hàng. Chịu không nổi, tôi phải làm đơn nghỉ việc” – vị quản lý này kể lại.

 

(Theo Mai Vân – Ngọc Mai // Nguoilaodong Online)

  • Tăng cường kiểm tra giám sát hàng ngoại nhập lậu
  • Phá đường dây trộm cắp và làm giả giấy tờ, tiêu thụ xe gian
  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Truy tố đối tượng lừa đảo hơn 11 tỷ đồng
  • Đình chỉ một cửa hàng bán “vòng titan thần diệu”
  • Làm rõ 5 doanh nghiệp khai thác đất đồi trái phép
  • Bắt gần 300 triệu đồng tiền giả
  • An toàn thực phẩm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%