Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không có Tuyên bố xuất xứ, không được ưu đãi

Từ năm 2017 sẽ thực hiện một hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ mới. Hệ thống mới này tập trung vào các nhà xuất khẩu đã đăng ký. Theo đó các doanh nghiệp phải đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu do VCCI quản lý, xác minh, kiểm soát. Chỉ những nhà xuất khẩu đã đăng ký mới có thể đưa ra Tuyên bố xuất xứ. Các mặt hàng không có Tuyên bố xuất xứ sẽ không được áp dụng ưu đãi khi nhập khẩu vào thị trường EU.

Không áp dụng ưu đãi nếu không có Tuyên bố xuất xứ

Để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà hoạch định chính sách khai thác có hiệu quả các ưu đãi thuế quan từ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đang và sẽ ký trong tương lai, sáng 2/3, tại Hà Nội, VCCI đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên với Liên minh Châu Âu (MUTRAP III) tổ chức hội thảo về Quy tắc xuất xứ ưu đãi.

 Phát biểu tại hội thảo, bà Emanuela Balestrieri - Chuyên gia Mutrap III cho rằng, Việt Nam đã là thành viên của WTO, do đó nếu doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng hết những ưu đãi mà Quy tắc xuất xứ của EU dành cho Việt Nam sẽ là một thiệt thòi cho doanh nghiệp. Đơn cử như tỷ lệ sử dụng ưu đãi xuất xứ EU của Việt Nam năm 2009 chỉ là 53% và xu hướng sử dụng ưu đãi với tỷ lệ thấp này còn tồn tại trong nhiều năm cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết những ưu đãi mà mình có thể được hưởng.

Trong khi đó, từ 1/1/2011, EU đã ban hành quy tắc xuất xứ mới với tính “thân thiện” được nâng cao hơn. Do đó, theo bà Trần Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thuộc VCCI, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành xe đạp, xe máy, điện tử, máy móc… cần lưu ý và cập nhật những quy tắc mới này. Ví dụ như Quy tắc xuất xứ mới có sự giảm nhẹ hơn về tính khắt khe trong quy định so với Quy tắc cũ đối với các mã HS của ngành xe đạp, xe máy và điện tử.

Một điểm thay đổi quan trọng trong phần thủ tục hành chính của Quy tắc xuất xứ mới là từ năm 2017 (có gia hạn đến năm 2020) sẽ thực hiện một hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ mới. Hệ thống mới này tập trung vào các nhà xuất khẩu đã đăng ký. Theo đó các doanh nghiệp phải đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu do VCCI quản lý, xác minh, kiểm soát. Hệ thống này được liên tục giám sát và cập nhật. Chỉ những nhà xuất khẩu đã đăng ký mới có thể đưa ra Tuyên bố xuất xứ. Đây là tài liệu cần thiết để xác định áp dụng chế độ ưu đãi của EC (Ủy ban châu Âu) khi làm thủ tục hải quan. Các mặt hàng không có Tuyên bố xuất xứ sẽ không được áp dụng ưu đãi khi nhập khẩu vào thị trường EU.

Bước đệm cho đàm phán TPP

Bà Emanuela Balestrieri cũng cho biết, ngoài những tác động đối với doanh nghiệp, Quy tắc xuất xứ mới này còn ảnh hưởng tới các quy tắc xuất xứ khác được dùng trong các đàm phán của EU và các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Do đó, bà Emanuela Balestrieri khuyến nghị Việt Nam cần có một phân tích sâu về quy tắc xuất xứ để tìm ra các tiềm năng nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là ở các lĩnh vực đang phát triển nhanh như hóa chất, giấy, máy móc và điện tử. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần có một chiến lược xuất khẩu tập trung dựa trên giá trị gia tăng đối với các nông phẩm đã chế biến.

 Bên cạnh đó ông Stefano Inama – Chuyên gia của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốcUNCTAD cũng đã chia sẻ về việc đàm phán qui tắc xuất xứ trong hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Theo ông, cần có một phân tích sâu hơn về qui tắc xuất xứ để tìm ra các tiềm năng để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đặc biệt ở các lĩnh vực đang phát triển nhanh như hóa chất, giấy, máy móc và điện tử. Bên cạnh đó cần có chiến lược xuất khẩu tập trung dựa trên giá trị gia tăng đối với các nông phẩm đã chế biến. Khối doanh nghiệp nhà nước và dân doanh cũng cần phải chuẩn bị để đón cơ chế nhà xuất khẩu được chứng nhận trước năm 2017. Hơn nữa cũng cần nâng cao năng lực đàm phán của Việt Nam bằng các qui định của qui tắc xuất xứ chú trọng phản ánh được lợi ích thương mại và nền tảng sản xuất của Việt Nam

Trong việc đàm phán tại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, chuyên gia của Mutrap cũng khuyến nghị Việt Nam nên từ bỏ quan điểm sử dụng quy tắc xuất xứ của ASEAN làm chuẩn mực bởi quan điểm đàm phán này sẽ khó có thể đạt được thành công cao nhất trong đàm phán.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Sửa đổi Luật Quản lý thuế: Cơ chế mới chống chuyển giá
  • Đánh “nhầm” thuế ?
  • Tăng rất mạnh mức phạt người dùng điện thoại khi lái xe
  • Kinh doanh vàng: Nghề nguy hiểm
  • Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu về mức 0 - 3%
  • Tranh chấp Shisedo Việt Nam: “Cốc mò cò xơi” ?
  • GPMB dự án xây dựng chợ dân sinh Tiền Thảo - Hải phòng: Sai một li, đi... một dặm!
  • Cước di động sẽ có giá sàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%