Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sửa đổi Bộ Luật lao động: Bình đẳng cho chủ DN

Sửa đổi Bộ Luật lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ). Bên cạnh đó, sự bình đẳng này sẽ tạo cơ chế khuyến khích sự chủ động của hai chủ thể trong việc khơi dậy tiềm năng về lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Quy định về quyền lợi của người sử dụng lao động chưa rõ ràng
(ảnh: Công nhân đình công trái luật hiện chưa thể xử lý)

Đây là một trong những thông điệp tại Hội nghị NSDLĐ toàn quốc 2011 – tình hình quan hệ lao động và kiến nghị sửa đổi Bộ Luật lao động do VCCI tổ chức ngày 24/10/2011.

Đồng thuận 3 bên

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhận định, Bộ Luật lao động sửa đổi cần tạo sự bình đẳng trong việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ, của tổ chức đại diện NSDLĐ và NLĐ. Chính vì vậy, cần luật hoá hệ thống tổ chức đại diện NSDLĐ trong Bộ Luật lao động. Điều này là yếu tố cơ bản tạo hành lang pháp lý nhằm hoàn thiện cơ chế ba bên ở các cấp, đặc biệt là cấp địa phương và cấp ngành, tạo tiền đề cho việc thiết lập cơ chế đối thoại, tham vấn và đàm phán giữa các đối tác trong các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.

Đồng quan điểm này, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, việc sửa đổi Bộ Luật lao động sẽ góp phần bảo vệ tiếng nói của cả hai phía NLĐ và NSDLĐ. Ông cũng thừa nhận các quy định pháp luật của NLĐ đã rất rõ, tuy nhiên phía NSDLĐ vẫn còn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, cần có những quy định rõ ràng, cần có đại diện NSDLĐ nói lên tiếng nói của NSDLĐ, cùng với các cơ quan Nhà nước thúc đẩy quan hệ lao động trong DN.

Theo ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, bảo vệ NLĐ đồng thời cũng phải bảo vệ NSDLĐ.Việc sửa đổi Bộ Luật lao động sẽ dung hoà được lợi ích của cả hai phía, làm hài hoà hoá mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, theo ông Chính, NLĐ trong DN ở vị trí yếu hơn nên pháp Luật cần phải bảo vệ người ở vị trí “thế yếu”.

Người lao động đang được thiên vị?

Theo dự kiến, dự thảo Luật lao động sửa đổi sẽ được trình lên kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII để xin ý kiến.

Tuy nhiên, ở góc độ là NSDLĐ ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ TP HCM cho rằng, luật phải tạo ra sự công bằng, khách quan về sự điều chỉnh các đối tượng có liên quan như đã ghi tại điều 1. Thế nhưng, xu hướng trong Bộ Luật nghiêng về bảo vệ quyền lợi NLĐ, còn NSDLĐ không có một chương nào để khẳng định vị trí của mình như là một đối tượng được điều chỉnh ngang bằng. Bố cục luôn đan xen với cụm từ “người sử dụng lao động có nghĩa vụ” hoặc “phải” được lặp lại trên 60 lần. Ông Hạnh nhận định: “ Tôi có cảm giác vai trò NSDLĐ bị xem nhẹ!”. Các mối quan hệ phải qua thương lượng, với sự giám sát của Công đoàn; sự tham gia của đại diện tập thể lao động vào phương án sử dụng lao động, tiền lương, định mức lao động... hoặc các thủ tục xử lý kỷ luật nhân viên, sa thải cán bộ công đoàn hay đại diện công nhân được quy định rất phức tạp làm giảm đi quyền quyết định của DN. Việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân trước đây được các DN tự nguyện thực hiện như là biện pháp cần thiết nhằm tăng cường tính cạnh tranh về năng suất và chất lượng, nay luật hóa thành trách nhiệm... Lấy ví dụ ngay trong ngành gỗ, ông Hạnh cho rằng những vấn đề tưởng như vô hại, nhưng tác động của nó là tâm lý ức chế vì sự thiên vị theo suốt quá trình thực thi bộ luật. Điều này tạo cho NLĐ tâm lý ỷ lại, đòi hỏi quyền lợi không tương xứng, là nguyên nhân của sự tranh chấp lao động. Mặt khác, khi thực thi phải tốn hao nguồn lực, các DNNVV (>70%) trong ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ e khó theo kịp. Hậu quả là những biện pháp đối phó, và làm giảm đi sự tôn nghiêm vốn có của pháp luật.

Luật hoá vai trò NSDLĐ

Ông Phùng Quang Huy - Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI cho biết, VCCI đã có nghiên cứu và lấy ý kiến từ nhiều Hiệp hội DN, DN... kết quả cho thấy, đa số các DN đều tán thành việc luật hoá vai trò của NSDLĐ. Có tới 100% DN (được khảo sát ở các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh...) đều cho rằng việc luật hoá các quy định này là cần thiết nhằm nâng cao vị thế của NSDLĐ trong quan hệ lao động. Vì thế, thành lập tổ chức đại diện NSDLĐ là nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu đa số các DN.

Trong quan hệ lao động, NLĐ đã có tổ chức Công đoàn thì giới sử dụng lao động cũng cần có tổ chức đại diện cho mình để tạo vị thế cân bằng khi tham gia giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động. Thực tế hiện nay ở VN đã có rất nhiều Hội, hiệp hội DN được thành lập. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tổ chức đại diện thống nhất, đóng vai trò đầu mối cho giới sử dụng lao động trong quan hệ với Tổng liên đoàn lao động VN và các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong quan hệ lao động.

Nếu được thông qua trong thời gian tới, Bộ Luật lao động sửa đổi sẽ là một “đòn bẩy” quan trọng trong quan hệ lao động.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đề xuất tăng phí trước bạ ôtô tại TP HCM - Hà Nội lên 20%
  • Vi phạm an toàn hành lang tuyến ống dẫn khí: Báo động đỏ
  • Thuế Thu nhập DN trong lĩnh vực bảo hiểm: Sẽ có nhiều thay đổi
  • Johnson&Johnson lại đối mặt với cuộc tẩy chay mới?
  • Thuế Thu nhập DN trong lĩnh vực bảo hiểm: Sẽ có nhiều thay đổi
  • Thuế Thu nhập DN trong lĩnh vực bảo hiểm : Sẽ có nhiều thay đổi
  • Lộ “chiêu” gian lận mới trong nhập khẩu ô tô
  • Quản lý chặt đại lý Internet công cộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%