Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã đưa ra thị trường

Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ do mình đã đưa ra thị trường. Trường hợp thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ chưa đạt tỷ lệ quy định thì phải chịu chi phí thu hồi, xử lý theo quy định.

Tích cực mang pin cũ, ắc quy, bóng điện hỏng... đến các điểm thu gom - Ảnh minh họa

Đây là nội dung Dự thảo Quyết định quy định về thu hồi, xử lý một số sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo.

Tập trung 2 nhóm sản phẩm phải thu hồi, xử lý

Theo quy định của Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường thì Danh mục các sản phẩm phải thu hồi, xử lý có 8 nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của văn bản phù hợp với tình hình thực tế của nước ta, dự thảo tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính là: Pin, ắc quy và thiết bị điện, điện tử (gồm: Bóng đèn compact và huỳnh quang; máy vi tính; máy in, fax, scaner; máy photocopy; máy điện thoại di động; ti vi, đầu đĩa DVD, VCD, CD và các loại đầu đọc đĩa khác).

Kết quả khảo sát trong nước về thực trạng của các sản phẩm thải bỏ cho thấy đây là 2 nhóm sản phẩm đang có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về tỷ lệ thu hồi, xử lý và lộ trình thực hiện. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, tỷ lệ thu hồi, xử lý đối với các loại pin là 10%, ắc quy là 15%. Trong nhóm thiết bị điện và điện tử thì máy vi tính, máy in, fax, scaner có tỷ lệ thu hồi, xử lý là 15% và các loại sản phẩm còn lại là 10%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trước mắt, dự thảo quy định tỷ lệ thu hồi ở mức độ thấp để cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu tạo lập hệ thống; sau khi ổn định, sẽ tăng dần tỷ lệ bắt buộc thu hồi, xử lý.

Kể từ ngày 1/1/2012, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phải kê khai sản phẩm đưa ra thị trường Việt Nam để làm cơ sở xác định số lượng sản phẩm thải bỏ phải thu hồi, xử lý.

Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu khi thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được hưởng các ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường.

(Dự thảo)

Chịu phí khi không thu hồi, xử lý theo tỷ lệ quy định

Theo dự thảo, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phải chịu chi phí đối với lượng sản phẩm thải bỏ không thu hồi, xử lý đạt tỷ lệ quy định.

Chi phí thu hồi, xử lý do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đủ để thu hồi, xử lý đối với từng loại sản phẩm cụ thể. Theo đó, dự thảo quy định: Phương pháp tính chi phí thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ gồm chi phí về thu hồi; phân loại; lưu giữ; vận chuyển; xử lý và chi phí liên quan được xác định trên cơ sở báo cáo của các cơ sở thu gom, xử lý chuyên nghiệp và kết quả thẩm định báo cáo đó của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền.

Vì sao vấn đề xử lý các sản phẩm hết hạn, bị thải bỏ trở nên cấp thiết?

Câu hỏi này của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, các sản phẩm như thiết bị điện tử, điện dân dụng và điện công nghiệp, pin, ắc quy, chứa nguồn thải độc hạinhư chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd). Các chất này rất có hại cho sức khỏe con người và môi trường.

Một số chất gây hại cho sức khỏe con người và môi trường như:

- Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Nhiễm độc chì sẽ gây hại đến các chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, tăng huyết áp. Đặc biệt, chì là mối nguy hại đối với trẻ em, nhiễm độc chì làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Theo đánh giá, cứ 10mg/dl tăng về chì trong máu sẽ gây giảm 1-5 điểm IQ đối với trẻ em bị nhiễm chì.

- Một số chất độc trong máy tính như cadmium, có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, đặc biệt là trong xương. Cadmium rất nguy hiểm, chỉ cần một lượng 30-40g cũng đủ gây chết người. Do lượng cadmium thải ra khỏi cơ thể người rất chậm (0,1% trong 1 ngày đêm) nên dễ diễn ra quá trình ngộ độc mãn tính. Cadmium cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư.

Các sản phẩm thải bỏ có chứa chất độc hại như trên, nếu không được thải bỏ, xử lý đúng cách, sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy tình hình sản xuất, nhập khẩu sản phẩm có chứa chất nguy hại thuộc diện phải thu hồi sau khi thải bỏ ngày càng gia tăng. Theo số liệu của ngành thống kê, kim ngạch nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử vào năm 2000 đạt 892 triệu đô-la Mỹ, đến năm 2004 con số này tăng đến 1 tỷ 349,5 triệu USD và hai năm gần đây tăng vọt lên 3 tỷ 714,3 triệu USD vào năm 2008 và 3 tỷ 931 triệu USD vào năm 2009. Tương ứng với sự gia tăng của lượng máy nhập khẩu là sự gia tăng của lượng máy bị thải bỏ mỗi năm hàng nghìn tấn, ẩn chứa bên trong đó là các chất độc hại chưa qua xử lý như chì, thủy ngân… Trong khi đó, độ bền của sản phẩm có thời hạn nhất định, các nhà sản xuất, nhập khẩu chỉ thu hồi những sản phẩm bị hỏng trong thời hạn bảo hành, còn các sản phẩm do người tiêu dùng thải bỏ thì không được thu hồi, xử lý.

Bên cạnh đó, việc thu hồi, thu gom, xử lý các sản phẩm thải bỏ ở nước ta còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Hoạt động thu gom, tái chế đối với các sản phẩm này chủ yếu do các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình tại các làng nghề thực hiện. Trong thực tế, các hoạt động này đã và đang bộc lộ nhiều tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức kém, thiếu các kiến thức về môi trường, chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế trước mắt, bỏ qua các lợi ích môi trường. Bởi vậy, ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng tại các làng nghề, các cơ sở tái chế ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân kháclà hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam vẫn còn chưa đồng bộ, chưa có các chính sách, công cụ kinh tế phù hợp để gắn trách nhiệm các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ.

Ngoài việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cũng nhằm tiết kiệm tài nguyên, thu được các nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình sản xuất. Ví dụ: tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh có khoảng 680 hộ thu gom, tái chế đồng, tạo công ăn việc làm cho 1.786 lao động, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 110 tỷ đồng.

Chính vì vậy, cần phải có quy định đồng bộ để hoạt động thu gom, tái chế các sản phẩm thải bỏ vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường.

(Theo Tin Chính phủ)

  • Thanh tra các sân gôn phía Bắc
  • Vay vốn tín dụng đầu tư phải có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu
  • 300 tấn bột thịt nằm cảng Sài Gòn gần 3 năm
  • TPHCM: Lập biên bản tạm giữ hàng vi phạm và xử phạt 2 công ty về hành vi gian lận thương mại
  • Đác Nông: Nhiều doanh nghiệp gian lận thuế với số tiền lớn
  • Nghi ngờ năng lực tài chính của Công ty Guang Lian
  • Thu hồi giấy phép đầu tư của 5 dự án
  • Xử phạt 19 công ty bảo hiểm "bắt tay" nâng phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%