Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tòa phúc thẩm có quyền tăng hình phạt đối với bị cáo?

Hỏi: Tôi bị Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo, nhưng phía bị hại đã làm đơn kháng cáo gởi Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu tăng hình phạt đối với tôi từ án treo thành tù giam. Xin hỏi tăng hình phạt đối với bị cáo là sao? Tòa phúc thẩm có quyền quyết định phải không?

T.H.D
(quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

Vấn đề này Luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, giải đáp như sau:

Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể tăng hình phạt đối với bị cáo nếu có kháng cáo của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát, vì chỉ những người này mới có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo.

Việc tăng hình phạt đối với bị cáo có thể đồng thời với việc áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn, nhưng không phải bao giờ cũng xảy ra như vậy, không ít trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn giữ nguyên điều khoản áp dụng của Bộ luật Hình sự như Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng và vẫn tăng hình phạt đối với bị cáo.

Việc tăng hình phạt đối với bị cáo bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung, nhưng không nhất thiết cứ tăng hình phạt chính phải tăng hình phạt bổ sung hoặc ngược lại mà tùy trường hợp, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể tăng hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung hoặc cả hai, thậm chí có tăng hình phạt chính giảm hình phạt bổ sung hoặc ngược lại. Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có thể chuyển từ án treo sang án tù hoặc từ loại hình phạt nhẹ sang hình phạt nặng hơn.

Trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng hình phạt nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy không thể tăng hình phạt mà ngược lại có thể giảm hình phạt cho bị cáo thì vẫn có thể giảm. Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có thể giữ nguyên y án bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp này người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên tòa.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

 

(Theo PHƯƠNG DUNG thực hiện/CT)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%