Kể từ trường hợp vụ án hình sự đầu tiên xảy ra cách đây hai năm - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Dược Viễn Đông Lê Văn Dũng bị bắt và xét xử về tội thao túng giá chứng khoán, danh sách tội phạm trên TTCK đã dày lên nhanh chóng.
Có thể kể đến vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Huỳnh Thái Học chiếm đoạt tài sản của CTCK Đại Việt… và gần đây là dồn dập các “sếp” chứng khoán phải tra tay vào còng số 8.
Nhưng nếu vụ vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán tự do của Huỳnh Thị Huyền Như làm thị trường rúng động vì quy mô và tính… bất ngờ của nó, thì những vụ việc trong thời gian ngắn gần đây thì thị trường không bày tỏ chút cảm xúc ngạc nhiên nào.
Nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt Hoàng Xuân Quyến bị bắt để điều tratội danh “lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì đã nhận thế chấp cổ phiếu OTC (nghiệp vụ chưa được HĐQT cho phép thực hiện) - gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, sẽ không xảy ra nếu HĐQT không tố cáo. Còn việc CTCK thực hiện các nghiệp vụ chưa được pháp luật cho phép (chưa nói đến HĐQT cho phép) thì thị trường không còn lạ lẫm gì.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại CTCK SME, mà Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phan Huy Chí và Phó chủ tịch Phạm Minh Tuấn bị khởi tố, không gây bất ngờ vì hợp đồng Hợp tác đầu tư - là một hình thức CTCK lách luật để cấp tín dụng trái phép cho khách hàng - đã được báo chí phản ánh rất nhiều. Hai con sóng tăng để giải chấp vào năm ngoái là một chứng cứ lịch sử không thể chối cãi cho những cách thức lách luật như thế này.
Còn vụ mới đây nhất - “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Thao túng giá chứng khoán” tại Chứng khoán Sacombank vừa được khởi tố lại được đánh giá là diễn ra… hơi chậm vì những bùng nhùng tại đây … đã được lan truyền từ lâu.
Nhiều “sếp” chứng khoán thời gian qua phải tra tay vào còng số 8! (ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Qua những vụ khởi tố vừa diễn ra, có thể nhận ra vài điều:
Thứ nhất, trình độ ”phạm pháp trong ngành chứng khoán ngày càng tinh vi và sắp đuổi kịp tội phạm… ngân hàng. Vì sao đến bây giờ cơ quan công an mới khởi tố được các hành vi diễn ra từ… vài năm trước?
Thứ hai, hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên TTCK còn lỏng lẻo. Chính những kẽ hở trong luật pháp đã tạo cơ hội cho các hành vi lách luật của CTCK - ví dụ như vấn đề dùng Hợp đồng hợp tác đầu tư để lách quy định cấm cấp tín dụng cho khách hàng. Ai đó có thể biện minh cho việc luật pháp chưa chặt chẽ, các nhà làm luật không theo kịp và lường trước được hết những vấn đề trong thực tiễn… là do thị trường còn non trẻ, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta có sự chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Nhưng đến bây giờ, một hành vi nghiêm trọng bị xử phạt rất nặng (thậm chí bị truy tố hình sự) ở nhiều thị trường tài chính trên thế giới là “giao dịch nội gián” thì tại Việt Nam - nó lại được gọi bằng cái tên “rất học thuật” là… sử dụng thông tin nội bộ và bị xử phạt… vài chục triệu đồng - trong khi khoản lợi bất chính mà cá nhân vi phạm nhận được (cũng là thiệt hại của NĐT) lên đến hàng tỷ đồng thì không bị thu hồi.
Nên chăng các nhà làm luật cần quan tâm đến… điện ảnh, cụ thể là bộ phim nổi tiếng thế giới Wall Street (Mỹ). Trong đó, nhân vật chính tán gia bại sản và phải vào tù vì giao dịch nội gián. Bộ phim này làm vào năm 1987(!?).
Thứ ba, sự giám sát của cơ quan chức năng và bản thân thị trường còn kém. Các vụ việc trên được phát giác là do: HĐQT tố cáo (Chứng khoán Liên Việt), cổ đông tố cáo (Chứng khoán Sacombank) và báo chí góp phần đưa vụ việc đến với cơ quan công an.
Cũng phải thấy rằng chỉ khi thiệt hại là rõ ràng và không thể khắc phục thì HĐQT và cổ đông (rất ít HĐQT và cổ đông) mới lên tiếng , báo chí lúc ấy mới có cơ hội phản ánh; còn tại thời điểm quyền lợi của họ bị xâm phạm thì không ai biết, lúc này mới cần đến cơ quan quản lý và cơ quan chức năng bằng các công cụ của mình phát hiện, ngăn chặn trước khi hành vi phạm pháp gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng vấn đề muôn thuở vẫn là ở con người. Quy trình có chặt chẽ, luật pháp có đồng bộ, nghiêm minh… thì cũng chỉ góp phần giảm thiểu hành vi phạm pháp mà thôi. Khi mà đồng tiền còn lên ngôi trong thang giá trị sống, đạo đức kinh doanh còn bị xem nhẹ thì sẽ còn những vụ việc phạm pháp về sau này - chỉ khác là với mức độ tinh vi hơn, thủ đoạn hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn.
Kết!
Chắc chắn rằng nếu thị trường vẫn thăng hoa, giới đầu tư vẫn còn trong cơn hoang tưởng về giấc mộng đổi đời trên TTCK thì có lẽ những vụ việc như thế này không bao giờ được đưa ra ánh sáng. Chỉ khi “cháy nhà mới ra mặt chuột” - cơn ảm đạm trong hai năm qua là cơ hội tốt để thị trường tự nhìn nhận lại mình, chữa trị những ung nhọt còn tồn tại trước khi nghĩ đến chuyện vươn vai phát triển về lâu dài.
Điều mà dư luận trông đợi tiếp theo là những ung nhọt nào còn tồn tại, đã được chỉ mặt đặt tên, nhưng chưa được đưa ra ánh sáng của luật pháp? Các CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới, bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, dùng tiền NĐT bừa bãi, hay các con sóng bất thường từ những cổ phiếu nhỏ lẻ mang lại lợi nhuận khổng lồ… và nhiều vấn đề nổi cộm khác của thị trường… chẳng lẽ lại không có dấu vết của những hành vi mờ ám và phạm pháp?
Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.Cả hai đã bị miễn nhiệm chức vụ từ 28/7.
Sáng nay 29/7, Công an Thái Nguyên đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Xuân Hộ (tức Lê Xuân Động), về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.
Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Ngày 23/8, ông Trần Văn Nho, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên, cho biết: Thanh tra sở này vừa ra quyết định tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong 12 tháng, đồng thời xử phạt hành chính tổng cộng 70 triệu đồng đối với ba doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Phú Yên do có hành vi gian lận.
Như Báo CATP đã thông tin, ngày 23-4-2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Cần Thơ khởi tố vụ án và bắt giam một số đối tượng có liên quan. Hơn ba tháng điều tra, hành vi phạm tội của bọn chúng đã được làm rõ.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)