Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ nhà 34 tầng gây nứt nhà dân: Đưa nhau ra tòa?

"Nếu tình trạng này cứ kéo dài không giải quyết được, thì không còn cách nào khác cả hai bên phải nhờ đến toà án giải quyết" - đại diện chủ đầu tư xây nhà 34 tầng gây lún nứt nhà dân nói vậy, khi cả 2 bên vẫn chưa cùng một quan điểm về phương án đền bù.


Trong tháng 7/2008, phía Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà (CPĐTXD và PTĐT Sông Đà) đã đưa ra kết luận thẩm định và bảng hạch toán về mức độ thiệt hại từ việc thi công tòa nhà 34 tầng đối với 31 hộ dân KTT Đại học Kiến trúc HN. Tuy nhiên, bên bị hại lại không đồng tình với mức hạch toán từ phía chủ đầu tư…

Phương án đền bù: Chủ đầu tư đưa ra, dân... gạt đi!

Theo phản ánh của các hộ dân, việc Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà đưa ra mức hạch toán cụ thể đối với từng hộ dân chưa sát thực với mức độ thiệt hại thực tế từ công trình xây nhà 34 tầng gây nên.

Bản báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình cũ giai đoạn 1 (Giai đoạn thi công nền móng) của Trung tâm Thí nghiệm và thẩm định chất lượng công trình Đại học Kiến trúc HN đưa ra chỉ đúng ở thời điểm kiểm tra từ ngày 28/6/2008. Còn từ ngày kiểm định xong đến nay, do các hộ bị ảnh hưởng thêm từ việc thi công công trình (như rút cừ chắn nền) nên mức độ thiệt hại ngày càng hư hỏng nặng hơn.

Tuy nhiên, từ bản báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình của Trung tâm Thí nghiệm và thẩm định chất lượng công trình - Đại học Kiến trúc HN đến bản hạch toán chi tiết, theo các hộ dân, phía Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà đã bỏ qua bản thiết kế sửa chữa chi tiết, nên hạch toán mức giá bồi thường không thoả đáng.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, số nhà 130, cho biết: “Sau khi nhận được phương án bồi thường không hợp lý từ phía chủ đầu tư, 31 hộ dân trong KTT Đại học Kiến trúc HN đã cùng nhau làm đơn đề nghị lên Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà cần có bản thiết kế sửa chữa chi tiết để có phương án hạch toán cụ thể cho các hộ dân. Nhất thiết dân chúng tôi không đồng ý với phương án bồi thường giai đoạn 1 mà chủ đầu tư đưa ra.

Ông Trần Thuyết, số nhà 114, khu B1, cho biết: "Việc chủ đầu tư bỏ qua bản thiết kế sửa chữa chi tiết để đi đến bản hạch toán cụ thể là hoàn toàn sai với mức độ thiệt hại thực tế của các hộ dân. Cụ thể, bản hạch toán chưa tính toán cụ thể phần gia cố nền móng cho các hộ dân, chưa có phương án gia cố và cũng chưa tính trong dự toán. Dự toán còn thiếu các hạng mục, những hư hỏng lại đưa ra chưa đủ; các phần phụ trợ trong công tác sửa chữa; thiết bị sửa chữa hay phần áp giá chênh lệch vật tư không phù hợp…".

Ông Thuyết khẳng định, bản hạch toán cụ thể như phía chủ đầu tư đưa ra đối với nhà ông là hoàn toàn thiếu hợp lý. Cả một ngôi nhà 4 tầng của gia đình ông, do thi công nhà 34 tầng đã bị hư hỏng nặng, làm gãy cột, gãy dầm chịu lực chính, gãy dầm ngang, các bậc thang, nền nhà, nhà vệ sinh đều bị hư hỏng nặng, tường bị uốn cong… Nhưng phía Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà chỉ đưa ra mức giá bồi thường là 40 triệu đồng.

“Với mức độ nhà thiệt hại nặng trong thời buổi giá vật liệu, giá nhân công tăng cao, với khoản bồi thường 40 triệu đồng thì nhà tôi không thể sửa được nhà. Trong khi, nhà tôi có hạn sử dụng được 70 năm, nhưng sau khi chịu ảnh hưởng phải sửa chữa lại thì cùng lắm chúng tôi chỉ ở được 15 đến 20 năm nữa, rồi phải phá đi xây lại. Đó là chưa tính đến khi cả một toà nhà 34 tầng được chồng lên trong một vài năm tới thì chưa biết nhà tôi sẽ còn chịu ảnh hưởng nặng như thế nào nữa!” – ông Thuyết than phiền.

Cũng như gia đình ông Thuyết, các hộ dân bị thiệt hại trong KTT Đại học Kiến trúc HN cũng không đồng tình với phương án bồi thường từ phía Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà đưa ra.

Nếu không giải quyết được, sẽ đưa nhau ra toà!

Trước phương án bồi thường không hợp lý từ phía chủ đầu tư, các hộ dân đã yêu cầu phải tiến hành đền bù thiệt hại theo hình thức trọn gói một lần.

Nhiều người dân bị thiệt hại bảo, sở dĩ họ đưa ra yêu cầu này là vì đã... không còn tin vào Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà, sau khi phía công ty này nhiều lần thất hứa, sai hẹn.

Được biết, sau khi công trình nhà 34 tầng tiến hành rút cừ (ngày 24 và 25/7) tiếp tục gây lún nứt các nhà dân, dân cư KTT Đại học Kiến trúc đã tràn ra công trường yêu cầu chủ công trường dừng thi công. Ngày 26/7/2008, UBND phường Văn Quán cũng đã có biên bản tạm đình chỉ thi công công trình. Từ đó đến nay, công trình vẫn tạm dừng và người dân vẫn thay nhau túc trực không cho xe cộ ra vào công trường để chờ có phương án bồi thường hợp lý.

Ông Trần Thuyết, đại diện cho 31 hộ dân bị thiệt hại cho biết: “Chúng tôi đã quá mệt mỏi khi cứ cả ngày chờ hứa lên, hứa xuống từ phía chủ đầu tư, nhưng hứa rồi có giữ lời, có thực hiện đâu. Chính vì thế, chúng tôi đề nghị phải giải quyết đền bù một lần cho rõ trách nhiệm, chứ không đến lúc xây xong nhà rồi chúng tôi không theo đòi nhà đầu tư được!”.

Được biết, trước đề nghị từ các hộ dân, phía chủ đầu tư cũng đã chấp nhận phương án bồi thường một lần. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà cho biết, vấn đề khúc mắc còn lại là cả hai bên chưa thống nhất được cách tính.

Ông Thanh nói: "Nếu nhìn vào cách tính của các hộ dân, thì bên phía Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà gần như… xây mới toàn bộ ngôi nhà cho dân. Trong khi, mức độ hư hại của từng ngôi nhà là khác nhau. Không thể áp giá chung và cách tính cho cả dãy nhà như vậy đuợc!".

Đại diện phía chủ đầu tư này khẳng định, trong thời gian tới, nếu phía các hộ dân cứ khăng khăng tính mức đền bù theo ý mình, thì cả hai bên sẽ không thể thống nhất được mức đền bù cụ thể. "Nếu tình trạng này cứ kéo dài không giải quyết được, thì không còn cách nào khác cả hai bên phải nhờ đến toà án giải quyết" - ông Thanh nói.

Được biết, trước đề nghị từ các hộ dân, phía chủ đầu tư cũng đã chấp nhận phương án bồi thường một lần. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà cho biết, vấn đề khúc mắc còn lại là cả hai bên chưa thống nhất được cách tính.

Ông Thanh nói: "Nếu nhìn vào cách tính của các hộ dân, thì bên phía Công ty CPĐTXD và PTĐT Sông Đà gần như… xây mới toàn bộ ngôi nhà cho dân. Trong khi, mức độ hư hại của từng ngôi nhà là khác nhau. Không thể áp giá chung và cách tính cho cả dãy nhà như vậy đuợc!".

Đại diện phía chủ đầu tư này khẳng định, trong thời gian tới, nếu phía các hộ dân cứ khăng khăng tính mức đền bù theo ý mình, thì cả hai bên sẽ không thể thống nhất được mức đền bù cụ thể. "Nếu tình trạng này cứ kéo dài không giải quyết được, thì không còn cách nào khác cả hai bên phải nhờ đến toà án giải quyết" - ông Thanh nói.

( Nguồn: Vũ Điệp - Thông Chí // Vietnamnet )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%