![]() |
Công tác tổng hợp, thống kê tình hình tai nạn lao động ở các địa phương, DN chưa thực hiện đầy đủ |
“Đáng lo ngại là các DN hiện rất coi thường các quy định về đảm bảo trang thiết bị ATLĐ cho công nhân, kể cả các DN hoạt động trong lĩnh vực dễ xảy ra tai nạn như xây dựng, khai thác khoáng sản, cơ khí chế tạo, công nghiệp nặng... Trong đó, loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần chiếm tới 61% tổng số vụ tai nạn và số người chết”, ông Vũ Như Văn, Phó cục trưởng Cục ATLĐ cho biết.
Điều đáng nói là, trong tổng số 507 vụ tai nạn lao động chết người năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ nhận được 153 biên bản điều tra từ địa phương. Có tới 74% nguyên nhân số vụ là do chủ sử dụng lao động không xây dựng quy trình làm việc an toàn, thiếu trang thiết bị bảo hộ cho lao động và chỉ có hơn 18% số vụ do lỗi của người lao động, còn lại là nguyên nhân khách quan khó tránh. Không những thế, chưa năm nào có quá 10% DN nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố. Khi xảy ra tai nạn lao động, nhiều DN thường tìm cách thỏa thuận bồi thường tiền cho người lao động để dễ dàng che giấu cơ quan chức năng.
Do đại đa số DN không chịu nộp báo cáo về vấn đề này tới cơ quan chức năng (năm 2009, chỉ có 2,42% doanh nghiệp nộp báo cáo). Vì thế, công tác tổng hợp, thống kê tình hình tai nạn lao động không thể đầy đủ.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2009, cả nước chỉ có 550 người chết vì tai nạn lao động, nhưng theo số liệu của Bộ Y tế thì lại có tới 1.518 người. Tuy nhiên, trong đó có cả lỗi của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành đã không triệt để thực hiện trách nhiệm của mình khi chỉ có 36 trên tổng số 63 Sở nộp báo cáo về Bộ.
Theo ông Lĩnh, nguyên nhân chính khiến DN coi thường việc thực hiện pháp luật ATLĐ là do chế tài xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Có những đơn vị để xảy ra tai nạn chết người, cơ quan thanh tra vừa kết thúc công việc được vài ngày, thì lại có thêm người chết vì tai nạn. Ví dụ cụ thể nhất là 3 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong 1 tuần (từ ngày 21/7 đến 27/7/2009) tại công trình xây dựng tòa tháp Keangnam (Hà Nội) làm 4 người chết, 3 người bị thương. Tiếp tục, Gần đây nhất, trong hai ngày 3/2 và 22/2/2010, tại đây lại có thêm 2 vụ tai nạn nghiêm trọng làm 2 công nhân tử vong.
Trong khi đó, lực lượng thanh tra ATLĐ vừa thiếu, lại vừa yếu, tính cả Thanh tra Bộ và 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố chỉ có 309 thanh tra viên. “Có cố gắng đến mấy cũng không thể nào thanh tra đủ số lượng khổng lồ gần 200.000 DN trên cả nước. Đặc biệt, công tác thanh tra ATLĐ tại khu vực DN nhỏ và vừa hiện gần như bị bỏ trống”, ông Lĩnh thừa nhận.
Từ thực tế trên, ông Vũ Như Văn, Phó cục trưởng Cục ATLĐ cho biết, thời gian tới, Cục sẽ đề xuất lãnh đạo Bộ có công văn kiểm điểm, phê bình các địa phương không nộp báo cáo; đồng thời đôn đốc các sở thực hiện việc thanh tra nghiêm túc việc thực hiện pháp luật ATLĐ trong DN. Các DN không nộp báo cáo ATLĐ hoặc bị phát hiện che giấu tai nạn lao động cũng sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Việc thanh tra sẽ tập trung vào các DN sử dụng nhiều lao động thời vụ, hoạt động trong những ngành nghề nguy hiểm, độc hại...Cùng với tăng cường thanh tra và nâng mức xử phạt, ông Văn cũng đề xuất đăng tên những DN
vi phạm pháp luật ATLĐ lên báo chí và các cơ quan truyền thông. “Việc nêu tên DN vi phạm trên báo chí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và việc kinh doanh của DN. Điều này sẽ tạo áp lực lớn hơn là phạt tiền vài chục triệu đồng, DN sẽ phải có trách nhiệm hơn trong việc thực thi pháp luật ATLĐ”, ông Vũ khẳng định.
(Theo Phan Long // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com