![]() |
Nghị quyết 49/2010 quy định “cứng” số tiền tham gia của Nhà nước vào dự án, công trình quan trọng quốc gia là 11.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoài Nam |
Như vậy, so với thiết kế ban đầu, quy mô dự án công, trình được coi là quan trọng quốc gia không có gì thay đổi (35.000 tỷ đồng trở lên), nhưng số tiền Nhà nước tham gia đã có sự thay đổi: thay vì quy định “mềm” là dự án, công trình sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên sẽ phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Nghị quyết 49/2010 quy định “cứng” số tiền tham gia của Nhà nước vào dự án, công trình là 11.000 tỷ đồng.
Cũng theo Nghị quyết 49/2010, dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỷ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Như vậy, so với thiết kế ban đầu, quy mô dự án, công trình giảm 10.000 tỷ đồng và số vốn nhà nước tham gia giảm 3.500 tỷ đồng.
Điểm mới nữa trong Nghị quyết 49/2010 là giảm tỷ lệ phát sinh vốn phải báo cáo Quốc hội. Cụ thể, khi có thay đổi mục tiêu, phát sinh tăng vốn đầu tư trên 10% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất là 20%), kéo dài thời gian thực hiện từ 1 năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để xem xét, quyết định.
Đặc biệt, nghị quyết này không tính đến hệ số trượt giá như Dự thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Quốc hội, nên theo nhiều chuyên gia kinh tế, với tốc độ trượt giá trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như hiện nay (do giá nhân công tăng theo lộ trình tăng lương cơ bản; nguyên nhiên vật liệu đầu vào, thiết bị máy móc nhập khẩu… tăng khoảng 10-15%/năm), thì chỉ trong vòng 2- 3 năm tới, tiêu chí tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên (đối với đầu tư trong nước) và 25.000 tỷ đồng trở lên (đối với đầu tư ra nước ngoài) sẽ sớm trở nên lạc hậu.
Theo ông Nguyễn Đình Xuân (Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội), việc quy định cụ thể số tiền đầu tư và không tính hệ số trượt giá mặc dù sẽ khiến quy mô của dự án, công trình sớm trở nên lạc hậu, nhưng quy định như vậy phù hợp với việc quản lý ngân sách nhà nước của Quốc hội. Để xử lý vấn đề này, theo ông Xuân, trong thời gian tới, nếu quy mô vốn không còn phù hợp với thực tiễn thì Quốc hội lại tiến hành sửa nghị quyết này, bởi việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết không quá phức tạp như sửa đổi, bổ sung luật.
Ông Nguyễn Hữu Quang, Giám đốc Công ty Xi măng Hoàng Mai (thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam) cho rằng, việc quy định cụ thể số vốn nhà nước tham gia vào dự án, công trình quan trọng quốc gia như trong Nghị quyết 49/2010 sẽ tránh được nghị lý là có những dự án, vốn nhà nước tham gia chỉ 10.500 đồng đã phải trình Quốc hội cho chủ trương đầu tư do đáp ứng điều kiện “vốn nhà nước tham gia vào dự án từ 30% trở lên”, nhưng ngược lại, có những dự án có quy mô lên tới 100.000 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia 25.000 - 27.000 tỷ đồng, nhưng không phải trình Quốc hội do tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án chưa đến 30%.
Theo TS. Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, việc giảm tỷ lệ phát sinh vốn phải báo cáo Quốc hội từ 20% xuống 10% quy mô vốn đầu tư phải báo cáo Quốc hội là phù hợp với thực tiễn, bởi mặc dù hầu hết các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách đều tăng vốn đầu tư so với dự toán ban đầu, nhưng khi lập dự toán, chủ đầu tư bao giờ cũng tính đến các yếu tố làm tăng tổng nguồn vốn đầu tư (kể cả việc biến động tỷ giá khiến giá máy móc, thiết bị nhập khẩu tăng trong tương lai) và đều lập dự phòng ít nhất bằng 10% tổng vốn đầu tư. Với quy định này, chỉ các dự án sau khi “xài hết” tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng và “lạm chi” thêm 10% tổng vốn mới phải báo cáo Quốc hội, nên tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động trong việc triển khai dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Để triển khai Nghị quyết 49/2010 hiệu quả, theo ông Lĩnh, cũng tương tự như việc xây dựng luật, pháp lệnh, Chính phủ nên dự kiến số công trình, dự án quan trọng quốc gia được triển khai trong vòng 5 năm và từng năm để trình Quốc hội. Từ danh mục dự án, công trình Chính phủ dự kiến triển khai, các cơ quan của Quốc hội mới có cơ sở và chủ động phối hợp với các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, tính toán phương án đầu tư, hiệu quả của dự án để trình Quốc hội cho chủ trương.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com