Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký xuất xứ

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tại cuộc họp báo chiều 30/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết, Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Các nước không đăng ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thực vật với cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo Thông tư số 13, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu gồm sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng hóa; bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp; ghi nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt; đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm.

Hàng hóa nhập khẩu có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới phải có thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Đối với hàng hóa đã qua chế biến bao gói sẵn nhập khẩu, trước khi lưu thông còn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định hiện hành.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết Việt Nam thực hiện việc này theo đúng cam kết với WTO, và cũng là thể hiện sự bình đẳng trong thương mại giữa các nước. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng phải tuân theo nhiều quy định, nhiều khâu kiểm tra gắt gao của các nước mới được vào thị trường của họ.

Ông Diệp Kỉnh Tần cho biết, trước đó Việt Nam đã thực hiện đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu và mọi việc đang đi vào nề nếp.

Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, ông Nguyễn Như Tiệp cho hay, truy xuất nguồn gốc là yêu cầu cơ bản quan trọng, quy định áp dụng đối xử bình đẳng giữa các quốc gia. Việt Nam có đủ điều kiện để kiểm tra tận gốc đối với hàng hóa thực vật nhập khẩu từ các nước.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, đến ngày 30/6 mới có bốn nước là: Mỹ, Canada, Australia và Thái Lan có đăng ký với cơ quan chức năng của Việt Nam.
 
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Hôm nay, hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực
  • Các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
  • Phí trước bạ ôtô lên tới 20%
  • Học sinh, sinh viên được vay 1 triệu đồng mỗi tháng
  • 4 lĩnh vực hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn ODA
  • Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện 02 văn bản “nóng”
  • Hơn 16.000 xe ôtô phải lắp “hộp đen” trước 1-7-2011
  • Hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%