Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phụ cấp cho người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (LLVT) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút áp dụng từ 1/3/2011 - ngày Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách này bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở
vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn được hưởng
phụ cấp, trợ cấp. Ảnh minh họa

Phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có.

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm.

Ngoài ra, các đối tượng trên còn được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn với mức 0,5; 0,7; 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau: trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung; trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình.

Theo Nghị định này, sẽ chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp một lần và trợ cấp chuyển vùng trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT đang công tác và có đủ thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn đủ từ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn. Theo đó, mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 tiền lương tháng hiện hưởng. 

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn còn được trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; thanh toán tiền tàu xe

Vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.

- Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,...(gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp, trợ cấp là:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn.

- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Các đối tượng nêu trên công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

(Theo Hoàng Diên/chinhphu.vn)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Phí đăng ký biển ô tô có thể đến 20 triệu
  • Tăng thời hạn Giấy chứng nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững
  • DN sử dụng lao động khuyết tật sẽ được miễn thuế
  • Người lao động có quyền từ chối công việc không đảm bảo ATLĐ
  • 4 trường hợp phải ngừng khai thác dầu khí
  • Phạt 5 triệu đồng nếu chậm nộp hồ sơ khai thuế
  • Sản xuất, kinh doanh thuỷ sản sẽ phải nộp thêm một số loại phí
  • Giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ Lào xuống 0%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%