Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý sản phẩm điện, điện tử gặp khó vì Thông tư không rõ ràng

Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử. Tuy nhiên, Thông tư không nêu rõ cơ quan nào có chức năng giám định hàm lượng cho phép của các hóa chất độc hại cũng như việc Thông tư có 2 hướng dẫn về hiệu lực thi hành khiến cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Theo quy định tại Thông tư 30 thì có 08 nhóm sản phẩm điện, điện tử khi lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại gồm có thiết bị gia dụng loại lớn; thiết bị gia dụng loại nhỏ; thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; thiết bị tiêu dùng; thiết bị chiếu sáng; công cụ điện, điện tử (trừ các công cụ lớn, cố định sử dụng trong công nghiệp), đồ chơi; thiết bị giải trí, thể thao; dụng cụ đo lường tự động. Các loại hóa chất độc hại bị giới hạn trong sản phẩm điện, điện tử gồm có Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Crom hóa trị 6 (Cr6+), Polybrominated biphenyl (PBB) và Polybrominated diphenyl ete (PBDE). Mức giới hạn của các loại hóa chất này là 0,1% khối lượng.

Thông tư 30 có quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó Cục Hóa chất thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử không đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép theo quy định tại Thông tư này và chỉ định phòng thí nghiệm được phép thử nghiệm các chỉ tiêu hàm lượng giới hạn cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử. Tuy nhiên, Thông tư không quy định rõ tại thời điểm đăng ký thủ tục hải quan doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải xuất trình cho cơ quan Hải quan những loại chứng từ gì, do ai cấp để chứng minh hàm lượng cho phép của các loại hóa chất độc hại nêu trên. Tại phần hiệu lực thi hành, Thông tư có ghi “Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2011 và được thực hiện cho đến khi có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng thay thế” và lại quy định thêm “từ ngày 01 tháng 12 năm 2012, các sản phẩm điện, điện tử được sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện việc công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này”. Vì vậy, một số Cục Hải quan địa phương đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện 2 thời điểm hiệu lực nêu trên.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Đã có lộ trình triển khai thí điểm cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
  • Việt Nam 'siết' tiêu chuẩn khí thải với ôtô, xe máy
  • Thuế nhập khẩu tấm LCD giảm xuống 0%
  • Lệ phí trước bạ ôtô bắt đầu lên mức trần 20%
  • NK loài ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt tối đa 500 triệu đồng
  • Sửa Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124
  • Ngưng khấu trừ thuế với thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%