Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyền sử dụng đất: DN được tính lại chi phí hợp lý

Theo Thông tư 18/2011/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, quyền sử dụng đất (QSDĐ) sẽ có hàng loạt thay đổi theo hướng tạo điều kiện, hỗ trợ DN thông qua việc mở rộng các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo đó, quyền sử dụng đất lâu dài của DN không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, nhưng QSDĐ có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ, có tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh lại được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất.

Ngoài ra, đối với DN thuê lao động là người nước ngoài cũng được tính là chi phí hợp lý. Cụ thể, trường hợp hợp đồng lao động của DN ký với lao động người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại VN theo bậc học phổ thông được DN trả có tính chất tiền lương, tiền công. Tiền nhà của người lao động nước ngoài do DN trả cũng được coi là chi phí hợp lý nếu trong hợp đồng lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do DN trả và DN có đầy đủ hoá đơn, chứng từ.

Kể từ kỳ tính thuế năm 2011, trừ những ngành nghề có tính chất đặc thù (thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính), DN hoạt động trong các lĩnh vực còn lại chi trang phục bằng tiền mặt hoặc hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt và hiện vật cho người lao động đến 5 triệu đồng/năm nếu có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cũng được coi là chi phí hợp lý.

Mức tính chi phí được trừ đối với trang phục cho người lao động của Thông tư 18/2011 tăng gấp 5 lần so với quy định hiện hành. Thông tư 130/2008 khống chế mức chi phí hợp lý đối với trang phục cho người lao động là 1 triệu đồng/năm (nếu DN chi bằng tiền mặt) và 1,5 triệu đồng/năm (nếu DN chi bằng hiện vật). Khoản DN chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép cho người lao động không đúng quy định; chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 2 lần định mức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều không được tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nếu khoản chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở của người lao động đi công tác có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì vẫn được coi là chi phí hợp lý và DN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Theo Thông tư 18/2011/TT-BTC, DN thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề có thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ, chuyển nhượng quyền thuê đất; DN kinh doanh bất động sản có thu nhập từ cho thuê lại đất đều phải nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay, khi chuyển nhượng bất động sản cũng phải kê khai nộp thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh đều không tính vào chi phí được trừ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%