Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông qua Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay

Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay vừa chính thức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 16/3. Theo đó, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay đó.
 
Tòa án có quyền ra quyết định bắt, thả tàu bay

Dự thảo Pháp lệnh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua gồm 4 chương, 49 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc để thi hành án dân sự và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu bay đang bị bắt giữ.

Tại phiên họp thông qua Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là một pháp lệnh liên quan đến một hoạt động mới và phức tạp, có đối tượng điều chỉnh là một loại tài sản đặc biệt, giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài. Bởi vậy, ban soạn thảo cần hoàn chỉnh dự thảo pháp lệnh trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, đồng thời cũng cần tính đến sự phù hợp với các công ước quốc tế có hiệu lực về vấn đề này.

Các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội về cơ bản đã nhất trí với những nội dung trong dự thảo Pháp lệnh. Tuy nhiên, vấn đề thời hạn bắt giữ tàu được thảo luận một cách cụ thể. Một số ý kiến cho rằng cần kéo dài thời hạn bắt giữ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án tại tòa bởi nếu không việc xử lý hậu quả sẽ gặp khó khăn, vì có trường hợp hết thời hạn bắt giữ tàu bay nhưng toà án vẫn chưa xác định được lỗi của các bên và khi thả tàu bay thì không còn tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án.

Song, quan điểm của Ủy ban Tư pháp là chỉ cần quy định rõ thời hạn bắt giữ tàu bay (tiền tố tụng), hết thời hạn đó nếu các bên không thương lượng được với nhau thì thả tàu bay. Nếu các bên có tranh chấp về trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra do việc bắt giữ tàu bay thì sẽ được toà án thụ lý bằng một vụ kiện khác.

Theo dự thảo, Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • DN phải chịu thuế khoản thu nhập do chênh lệch định giá lại tài sản
  • Chính sách mới, quyết định mới
  • Chính sách mới, quyết định mới
  • Sẽ chuyển hoạt động của Sở GDCK và TTLKCK thành công ty TNHH
  • Không chứng nhận quyền sở hữu công trình phụ trợ
  • Quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở nước ngoài
  • Hạn chế tăng giá vật tư đầu vào sản xuất kinh doanh
  • Bãi bỏ một số ưu đãi thuế trong khu kinh tế cửa khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%