Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiêu chí xác định DN phục vụ quốc phòng, an ninh

Hoạt động sản xuất tại nhà máy hóa chất của Công ty Hóa chất 21, Bộ Quốc phòng. (Ảnh: Thái Bình/TTXVN)
Ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2010/NĐ-CP về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, có hai tiêu chí để xác định doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, gồm: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thành lập hoặc tổ chức lại theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch ổn định, thường xuyên sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Nghị định quy định, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập những doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có vị trí, đặc biệt quan trọng.

Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ quyết định thành lập mới doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập mới.

Định kỳ 3 năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ rà soát, đối chiếu hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do mình quản lý để xem xét việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Để công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, Nghị định nêu cụ thể 4 cơ sở chủ yếu gồm: 1- Danh mục sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh mà doanh nghiệp thực hiện trong vòng 3 năm tính đến thời điểm xem xét; 2- Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hoặc nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch trong vòng 3 năm tính đến thời điểm xem xét; 3- Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp; mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong vòng 3 năm tới; 4- Những giải trình khác về các vấn đề liên quan đến việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Ngoài những quyền và nghĩa vụ như của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh còn được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ để phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh bổ sung hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh ngoài kế hoạch sản xuất...

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2010../.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Cấm “nhái” tiền Việt Nam và nước ngoài để in vàng mã
  • Thêm đối tượng, tăng trợ cấp cho quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ
  • Phân bổ vốn đầu tư phát triển cho 15 ngành, lĩnh vực
  • Tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc
  • 15 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015
  • Quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
  • 2 tiêu chí xác định DN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
  • Quỹ phát triển DNNVV chỉ có .. . trên giấy?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%