Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cân nhắc kỹ khi phân hạng sàn giao dịch địa ốc

“Phân hạng sàn giao dịch bất động sản chỉ là hình thức, không nên triển khai, vì như vậy, chỉ làm khổ thêm doanh nghiệp”.
 
Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia tham dự Hội thảo “Giải pháp phát triển sàn giao dịch bất động sản hướng đến một thị trường bền vững và minh bạch”, do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) phối hợp với Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức vào giữa tuần này tại TP.HCM.

Mới đây, Bộ Xây dựng cũng lấy ý kiến góp ý các đơn vị liên quan về đưa ra Dự thảo Thông tư phân hạng sàn giao dịch bất động sản. Theo đó, các sàn giao dịch bất động sản sẽ được phân thành ba hạng: 1, 2 và 3. Điều kiện để được xét phân hạng là các sàn giao dịch đã hoạt động chính thức 1 năm liên tục trở lên, người quản lý điều hành sàn phải có kinh nghiệm kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản từ 2 năm trở lên, chưa bị phạt trong thời gian hoạt động và kinh doanh bất động sản…

Theo dự thảo trên, cơ sở để phân hạng sàn giao dịch bất động sản căn cứ vào các tiêu chí cụ thể, như đã được đăng trên trang web của mạng các sàn giao dịch bất động sản, có tham gia các dịch vụ về giao dịch bất động sản như mua bán, thuê, thuê mua bất động sản; môi giới; định giá; tư vấn; quảng cáo; đấu giá; quản lý bất động sản hay không.

Để được phân hạng, các sàn phải có đơn đề nghị, kê khai các thông tin liên quan của sàn để Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) xem xét, phân hạng. Khi vi phạm các quy định liên quan, sàn giao dịch sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận phân hạng.

Tại Hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA cho rằng, không cần thiết phải phân hạng, mà cần tăng cường quản lý để bảo vệ người tiêu dùng. Tương tự, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho rằng, việc phân hạng sàn giao dịch chỉ là hình thức, mà đã là hình thức, thì không nên triển khai.

Cũng theo ông Hiệp, TP.HCM hiện có tổng số chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là hơn 6.800 và định giá là hơn 3.000 chứng chỉ, chiếm hơn 40% của cả nước. Trong đó, sàn giao dịch gần 150 điểm, chiếm hơn 50% của cả nước. Điều đó cho thấy, thị trường bất động sản tại TP.HCM là thị trường “sôm tụ” nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là, hiện nhiều sàn chỉ có 1 tầng của một căn hộ, chưa đủ điều kiện chuẩn để lập sàn. Trong khi đó, chính sách quản lý của cơ quan chức năng vẫn còn hời hợt, chưa xác định được đâu là giá thị trường; hệ thống định giá bất động sản Việt Nam còn non trẻ so với nhiều nước trên thế giới.

Theo các chuyên gia, mặc dù quy định ba cấp phân hạng, nhưng Dự thảo Thông tư về việc phân hạng sàn giao dịch bất động sản lại không đề cập mục đích, cũng như lợi ích của việc phân hạng. “Điều này không kích thích doanh nghiệp đăng ký phân hạng. Nếu không mang lại quyền hạn, trách nhiệm của các sàn, thì không nên phân hạng”, ông Hiệp đề xuất.

Về phía doanh nghiệp bất động sản, hầu hết đều cho rằng, không nên phân hạng sàn giao dịch địa ốc. Ông Nguyễn Xuân Châu, Tổng giám đốc Công ty Mega Group cho rằng, việc quản lý sàn giao dịch bất động sản hiện rất lỏng lẻo, nên đã xảy ra thực trạng một số doanh nghiệp thu trước tiền của khách hàng thay Nhà nước mà không nộp lại.

“TP.HCM hiện chưa có sàn nào có diện tích trên 500 m2. Rõ ràng, một khi chưa xác định được mục đích, lợi ích như thế nào, thì việc phân hạng sàn cũng cần phải cân nhắc”, TS. Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký HOREA, nhấn mạnh.

(Theo Châu Kỳ // Báo đầu tư)

  • Thị trường bất động sản “đục” nước, béo “cò” nào?
  • Đón hạ tầng, nhà đất lại tăng giá
  • Thuê căn hộ chung cư giá 600.000 đồng/tháng
  • TPHCM: Thủ tục cấp phép xây dựng mới “thoáng” hơn
  • Giá đất quanh khu đô thị mới vẫn ngất ngưởng
  • Hải Phòng: Chung cư chưa có “đất sống”
  • Nhà ở xã hội: Đẩy mạnh tiến độ nhờ chính sách ưu đãi
  • Tháng 10 sẽ công bố số liệu nhà, đất công
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!