Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giao dịch bất động sản vẫn "né" sàn

Theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, 9 tháng qua, tổng số lượng bất động sản giao dịch thành công qua sàn trong cả nước là gần 3.680 giao dịch.

 

Trong số giao dịch trên khu vực phía Nam chiếm tới 91% với hơn 3.350 giao dịch, trong đó chủ yếu là giao dịch diễn ra tại các sàn Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực phía Bắc chỉ có gần 330 giao dịch, chủ yếu là tại Hà Nội.

Tuy nhiên, con số này hoàn toàn không phản ánh đúng sự sôi động của thị trường bất động sản thời gian qua.

Các chuyên gia cho rằng, sàn giao dịch bất động sản hiện nay hoạt động chưa hiệu quả, số lượng bất động sản giao dịch thành công qua sàn chỉ đạt từ 15 đến 20% tổng giao dịch thực tế.

Lý giải về điều này, Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhất là khâu dịch vụ là những hoạt động mới mẻ ở Việt Nam. Bởi vậy, sau khi triển khai thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh về một số bất cập.

Điển hình của những bất cập này như các quy định liên quan đến thời điểm và hình thức huy động vốn, thu tiền từ khách hàng của chủ đầu tư chưa tạo ra cơ chế thuận lợi giúp chủ đầu tư huy động vốn có hiệu quả cho dự án cũng như bảo vệ an toàn cho lợi ích của khách hàng.

Cùng đó, vai trò, quyền và trách nhiệm của sàn giao dịch bất động sản chưa rõ; giấy chứng nhận giao dịch bất động sản chưa có giá trị pháp lý cao.

Đặc biệt, điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá bất động sản, thủ tục thành lập sàn giao dịch, đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ này còn quá đơn giản.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc quá "dễ dãi" cũng là nguyên nhân khiến trình độ đội ngũ những người hành nghề kinh doanh dịch vụ bất động sản chưa cao.

Bộ Xây dựng nhận định: việc hoàn thiện hệ thống sàn giao dịch bất động sản phải được tiếp cận từ hai phía. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với thực tế.

Đồng thời, Bộ cho rằng việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật kinh doanh bất động sản cũng như hoạt động của sàn giao dịch.

Về phía sàn giao dịch, ngoài việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật nên hướng tới tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các sàn giao dịch nên thay đổi tư duy kinh doanh khép kín, liên kết chặt chẽ với nhau để trao đổi thông tin thị trường và liên thông về giao dịch./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Cuối năm 2009, thị trường BĐS Hà Nội có ấm lên?
  • Hà Nội: Bất động sản leo thang vì đâu?
  • Giá đất Hà Nội có thể tăng kịch trần
  • Lotus Hotel sẽ được khởi động lại vào năm 2010
  • Khung giá đất Hà Nội 2010 còn xa mới sát giá thị trường
  • Xây nhà ở trên 250m2 phải thuê nhà thầu
  • Thị trường căn hộ “ấm” vào cuối năm
  • Bình Dương: Khai trương làng nhà mẫu EcoLakes
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!