Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Bất động sản leo thang vì đâu?

Một vài tháng trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) tại Hà Nội như được “tỉnh giấc” sau một “giấc ngủ dài” của đợt khủng hoảng, đánh dấu bằng việc thiết lập những mặt bằng giá mới ngày một cao hơn.

“Sốt” do đâu?

Từ thực tế cho thấy, BĐS thời gian qua tại Hà Nội chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tỷ giá vàng, đô la và những thông tin trong kỳ họp Quốc hội. Những diễn biến bất ngờ của giá vàng cùng động thái của Nhà nước sau các phiên chất vấn của Chính phủ đã tác động không nhỏ đến tâm lý của khách hàng tham gia vào thị trường BĐS. Đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009, chính thức có hiệu lực từ 1/10/2009, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là một trong những chính sách được người dân mong mỏi, đón chờ nhất. Theo đó, mức giá bồi thường cho người bị thu hồi đất theo Nghị định này cao hơn hẳn nhiều lần so với quy định cũ, đã góp phần làm thị trường bất động sản "dậy sóng".

Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Công ty Bất động sản B.Đ.S cho biết, thời gian gần đây số lượng giao dịch địa ốc tại công ty đã tăng lên từng ngày. Theo ông: “Giá vàng biến động khó lường nhưng giờ đã được kiểm soát trở về với giá trị thực, thị trường chứng khoán sụt giảm theo xu thế chung của thế giới, đô la tăng cao, tiền Việt chịu ảnh hưởng của lạm phát... đã dẫn nhiều người tìm đến nhà đất như một sự lựa chọn an toàn”.

 Nhận định này cũng trùng với phân tích của ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, cho rằng khi gói kích cầu thứ hai được phê duyệt, sẽ có một lượng tiền nhất định đổ vào thị trường bất động sản làm giá nhà đất tiếp tục tăng. Ngoài ra, trước nguy cơ "sốt giá" do vàng và đôla biến động, khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi đổ tiền nhàn rỗi vào bất động sản.

Theo anhNguyễn Văn Lợi, một chủ đầu tư BĐS tại Hà Nội cho rằng BĐS Hà Nội sốt như vừa qua cũng là hợp lý, bởi hiện nay, nền kinh tế trong nước đã có sự tăng trưởng trở lại, trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn là rất lớn. Trước đây, người dân vẫn có thói quen giữ vàng và gửi tiền ở ngân hàng, nhưng nay hai yếu tố đó không hấp dẫn nữa trước những biến động khó lường về tỷ giá. Điều quan trọng là mức giá BĐS hiện nay mới chỉ tăng chút ít so với năm 2007 nên người có điều kiện vẫn có thể mua “đón đầu” các đợt sóng mới. Anh nhấn mạnh BĐS cũng cần có những đợt sốt ngắn hạn như vậy để khuyến khích nhà đầu tư vì đây là ngành thu hồi vốn chậm.

Một phần phối cảnh dự án Diamond Park New tại xã Tiền phong – Mê Linh – HN. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 452 tỷ đồng; hiện đã hoàn thành xong giai đoạn GPMB và dự kiến sẽ bàn giao đất nền vào tháng 12/2010.

 “Sốt” chỗ nào?

Bất động sản vẫn đang chứng tỏ tiềm năng lớn, là kênh đầu tư hiệu quả và bền vững với tính thanh khoản cao và nhu cầu ngày một lớn hơn, cung luôn ít hơn cầu. Theo khảo sát tại các văn phòng môi giới nhà đất, phân khúc căn hộ bình dân hiện vẫn được tìm mua nhiều nhất. Sau những đợt xả hàng lớn của khu vực, chung cư cao cấp mở nhà mẫu và chủ đầu tư bán trực tiếp cho khách hàng, càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, lượng giao dịch lớn nhất vẫn nằm ở phân khúc bình dân.

Đặc biệt giới đầu cơ địa ốc Hà Nội thời gian gần đây đang rỉ tai nhau một xu hướng đầu cơ mới. Đó là đầu tư vào các khu “mới nổi”. Trong khi giá các khu vực trung tâm được cho là đã lên tới “đỉnh” khó có kỳ vọng thu nhiều lợi nhuận trong khi vốn ban đầu phải bỏ ra lớn thì các khu vực chưa phát triển lân cận nội đô đang được nhiều nhà đầu tư tìm đến.

Theo anh Nguyễn Mạnh, nhà đầu tư BĐS tại Thái Hà cho hay: Người đầu tư có xu hướng tham gia vào các dự án "non trẻ" đang triển vọng, đòi hỏi số vốn không quá lớn để có nhiều cơ hội sinh lời hơn các dự án "đã già cỗi". Những khu vực “mới nổi” đang trong tầm ngắm của các nhà đầu cơ này ngoài một số khu vực giáp ranh Hà Nội của các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, quận Hà Đông, còn phải kể đến khu vực Vĩnh Tuy (Hoàng Mai), Thanh Trì, Mê Linh…

Dạo qua các sàn giao dịch BĐS, có thể thấy hàng loạt dự án tại Hà Nội hiện nay đều có mức giá cao hơn nhiều so với hồi đầu tháng trước. Không chỉ giá nhà chung cư mà đất nền dự án tại các khu vực như An Khánh, Văn Khê, Hà Đông, Mê Linh… đều được chủ đầu tư hoặc các trung tâm môi giới đẩy lên từ 10 -20% so với hồi đầu tháng. Hiện phần lớn người dân có nhà, đất bán hoặc đang rất cần bán cũng bắt đầu điều chỉnh mức giá đã niêm yết tại các sàn hoặc rao bán trên đài, báo.

Theo ông Nguyễn Đình Trung chuyên viên môi giới BĐS Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Minh: Hiện rất ít dự án ở Hà Nội có mức chênh giữa giá gốc với giá bán dưới 10 triệu đồng/m2.

 Ví dụ chung cư khu Xa La có giá gốc từ 13 triệu mỗi m2, thậm chí hồi năm ngoái xuống đến 11 triệu/m2, song hiện nay đã lên tới 18 -20 triệu/m2. Đất ở khu biệt thự Hà Phong, khu biệt thự Minh Giang - Đầm Và, giá gốc chủ đầu tư bán ra cách đây 1, 2 tháng chỉ có 5,5 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại người ra đã giao dịch sang tay là 7 - 8 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Hay như đất chia lô tại dự án Mê Linh – DimondPark New giá gốc 5 - 6 triệu đồng/m2 triệu cách đây vài tháng, giờ đã lên tới hơn 10 triệu/m2 x hệ số.

Mặc dù giá đất các khu vực này đang ngày một leo cao và số lượng hàng còn lại của chủ đầu hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay nhưng lượng người mua vẫn còn rất lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy việc chuyển nhượng các lô đất tại đây vẫn đang diễn ra rôm rả hàng ngày. Nguyên nhân là bởi giới đầu tư cho rằng khu vực này còn rất tiềm năng trong 1 – 2 năm tới. Và chỉ cần chờ đợi những thông tin về việc phê duyệt dự án quy hoạch 10 đô thị vệ tinh, dự án mở rộng đường cao tốc Thăng Long – Nội bài cũng như chờ đợi sự hoàn thiện của cầu vượt Nhật Tân nối liền đường 5 kéo dài, hệ thống hạ tầng và giao thông nơi đây sẽ rất thuận tiện. Giới đầu tư tin rằng tới khi đó, mức giá của khu vực này sẽ không chỉ còn là con số hiện tại đang được giao dịch.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cơn “sốt nóng” hiện nay phần lớn được bắt nguồn từ tâm lý tích trữ vẫn nặng nề trong dân. Và một khi bất động sản vẫn được xem là một kênh đầu tư hấp dẫn, có tính thanh khoản cao, nhất là khi lượng cung vẫn còn ít thì không ai dại gì để đồng vốn của mình nằm yên trong ngân hàng.

(Theo H.A // Hanoimoi Online)

  • Giá đất Hà Nội có thể tăng kịch trần
  • Lotus Hotel sẽ được khởi động lại vào năm 2010
  • Khung giá đất Hà Nội 2010 còn xa mới sát giá thị trường
  • Xây nhà ở trên 250m2 phải thuê nhà thầu
  • Thị trường căn hộ “ấm” vào cuối năm
  • Bình Dương: Khai trương làng nhà mẫu EcoLakes
  • Vụ khiếu nại về đánh thuế quyền sử dụng đất ở Phú Mỹ Hưng: Chủ đầu tư cũng thiệt hại
  • Tìm vốn cho bất động sản
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!