Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người mua, người bán nắn gân nhau

Nhận định về thị trường BĐS trong thời gian qua có 2 xu hướng rất khác biệt. Giới đầu tư thì cho rằng thị trường đã hồi phục từ đó kháo nhau thị trường đã có “sóng” để lướt. Trong khi đó, những chuyên gia giàu kinh nghiệm thì cho rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng thị trường đã có “sóng”.


Chưa có sóng để lướt!


Ông Võ Đình Quốc – Phó Tổng giám đốc EVN Land SaiGon cho rằng: “Việc thị trường BĐS ấm lên trong tháng vừa qua chủ yếu là do tác động của việc suy thoái của các kênh đầu tư khác. Trong hoàn cảnh đó, những người có nhu cầu đầu tư thấy rằng kênh đầu tư BĐS dễ được chấp nhận hơn cả. Chính vì vậy, chưa có gì để gọi là thị trường sôi động. Theo tôi, việc thị trường BĐS “sốt” trở lại là không có khả năng, nếu có chỉ có sốt tâm lý thôi”. Nhận định về vấn đề trên thị trường BĐS hiện nay đã có “sóng” để lướt hay chưa, ông Quốc cho rằng: “Bây giờ còn quá sớm để nói đến “sóng”, nếu không sáng suốt không những không có “sóng” để lướt mà còn có thể dẫn đến chuyện đập đầu xuống đất”. Ông Lâm Văn Chúc – Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần địa ốc Phúc Đức khi đề cập đến tính ổn định của cơn hứng khởi mới trên thị trường BĐS thì cho rằng: “Bền hay không chưa thể biết được bởi khủng hoảng kinh tế vẫn đang diễn ra”. Tuy nhiên, ông Chúc đã cung cấp một thông tin có tính tham khả “Trong cơn suy thoái của thị trường BĐS năm 2008 có đến 70% các nhà đầu tư thứ cấp bị âm vốn. Việc giao dịch trên thị trường bây giờ chỉ mang tính chất đầu tư nhỏ lẻ. Tôi thấy người mua nhiều nhất trong thời gian qua cũng chỉ từ 2 đến 3 nền. Trong giai đoạn cực thịnh của thị trường nhà, đất năm 2006 - 2007, tôi đã từng chứng kiến chuyện người ta mang vài chục tỷ đi mua đất một lần là rất bình thường, thậm chí có những trường hợp ôm cả trăm tỷ để đổ vào đất”. Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM khi nhận định về một vấn đề đang được quan tâm là có “sóng” trên thị trường BĐS hay chưa đã dí dỏm: “Theo tôi chưa có “sóng” lớn để lướt đâu.

Tuy nhiên, bây giờ người ta đã xây dựng được hồ sóng nhân tạo để lướt thì việc tạo “sóng” ảo trên thị trường chẳng có gì khó”.


Có phải “giăng buồm chờ gió”?

 


Mặc dù dưới góc nhìn của các chuyên gia, thị trường nhìn chung vẫn chưa có gì chuyển biến đáng kể, nhưng thị trường thực tế thì đã tăng giá. Nếu như tuần trước, chỉ có đất khu vực Q.2 và 9 tăng giá thì tuần này đất dự  án trong KĐTM Nam Sài Gòn và khu vực lân cận cũng đã bắt đầu tăng giá khá mạnh. Theo tính toán của chuyên gia Nguyễn Xuân Châu, hầu hết đất dự án ở Khu Nam đã tăng từ 8 - 10%. Mức tăng mạnh nhất thuộc về các dự án hàng top, như dự án Him Lam – Kênh Tẻ tăng 10%, tương đương từ 3,5 - 4 triệu đ/m2, nâng mặt bằng giá đất trong dự án Him Lam – Kênh Tẻ lên mức từ 32-35 triệu đ/m2. Riêng đối với đất có mặt tiền đường 35m (tuyến đường có lộ giới lớn nhất của dự án) thì không có số liệu giao dịch. Cũng có mức tăng tương đương 10% là khu vực lân cận dự án của Cty GS tại huyện Nhà Bè. Chuyên gia Nguyễn Xuân Châu lý giải: “Những nhà đầu tư có vốn lớn, có tầm nhìn lâu dài thích đầu tư vào các khu vực có tiềm năng nhưng giá đất còn rẻ, tỷ lệ vốn/diện tích đất còn thấp. Thực chất đây là việc đầu tư vào tiềm năng và cơ hội hơn là đầu tư thuần túy. Cho nên không có gì phải ngạc nhiên là những khu vực chưa có hạ tầng nhưng giàu tiềm năng vẫn thu hút được các nhà đầu tư”. Trong khi đó, những dự án hạng trung thì mức biến động giá không mạnh bằng. Trở lại các dự án trên địa bàn Q.2 và 9, đặc biệt là các dự án lân cận KĐTM Thủ Thiêm, theo ông Lâm Văn Chúc, mức tăng giá 20% là có thực. “Nhân viên báo với tôi, trong tuần trước có hơn chục trường hợp khách hàng mang tiền đặt cọc, người bán thì thay đổi ý định không muốn bán nữa”, ông Chúc cho biết thêm. Về nhận định của không ít chuyên gia cho rằng hiện nay đang có tình trạng “giăng buồm chờ gió” hay nói cách khác là làm giá, thổi giá, ông Chúc cho rằng: “Nếu nói là làm giá thì không chính xác. Giá nhà, đất trên thị trường được xác lập dựa trên mức độ cân bằng giữa nhu cầu bán và mua. Người bán nhiều, người mua ít thì giá sẽ giảm. Ngược lại người mua nhiều, người bán ít thì chắc chắn giá sẽ tăng. Tình hình thị trường đang có biểu hiện ấm lên thì tình trạng người mua muốn mua người bán chưa muốn bán cũng là việc bình thường”. Ông Võ Đình Quốc thì cho rằng: “Trên thị trường BĐS hiện nay người mua và người bán đang nắn gân nhau. Người bán tăng giá chậm để thăm dò phản ứng của người mua. Đối với người mua, đại bộ phận là các nhà đầu tư thì thấy rằng giá nhà đất hiện nay là chấp nhận được và có khả năng để đầu tư”.

( Theo nhavadatvietnam // Báo xây dựng )

  • Waseco hướng tới phát triển đô thị
  • Dự thảo Luật Thuế nhà đất: Vẫn còn nhiều bất cập
  • Thị trường bất động sản Hồng Công: Hồi phục hay “bong bóng”?
  • Người Việt định cư ở nước ngoài được cấp đổi giấy chứng nhận sở hữu nhà
  • Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: "Mở cửa" cũng không nhiều người mua?
  • Bất động sản Hải Phòng: “Nhìn” từ nhà môi giới
  • Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP HCM 'nóng' dần
  • Hai Tập đoàn bất động sản Guocoland và EEc hợp tác xây Trung tâm thương mại tại Bình Dương
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!