Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Nhà đất tìm cơ hội từ cầu Phú Mỹ

Dụ án khu tái định cư Thạnh Mỹ Lơi, nơi vẫn đang chờ người dân vào ở. Ảnh: Đình Dũng

Mặc dù các dự án kết nối vào cầu Phú Mỹ, nối quận 2 với quận 7 của TPHCM, vẫn chưa hoàn chỉnh và việc lưu thông qua lại trên cầu hiện vẫn còn hạn chế nhưng cây cầu mới này đang tạo ra cơ hội cho các dự án bất động sản ở các khu vực hai bên đầu cầu.

Phía quận7: ít biến động

Ghi nhận của TBKTSG Online tại một số sàn giao dịch bất động sản tại quận 7 cho thấy chưa có sự gia tăng đột biến về giao dịch sau thời gian cầu Phú Mỹ thông xe (ngày 9-9).

Nhưng giới kinh doanh nhận định rằng, sau khi hạ tầng được hoàn chỉnh, cây cầu sẽ có tác động đến thị trường nhà đất khu vực này.

Theo nhiều chuyên viên môi giới, bất động sản ở khu vực quận 7 sẽ "ăn theo" cầu Phú Mỹ không nhiều vì ngoài các khu dân cư hiện hữu quanh cầu, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã phát triển khá hoàn chỉnh và một số dự án ở khá xa cây cầu đang trong quá trình xây dựng, hoàn thành.

Cụ thể, gần cầu về phía quận 7 có dự án khu dân cư Nam Long - Tân Thuận Đông của Công ty Nam Long nằm trên đường Trần Trọng Cung. Dự án này rộng khoảng 30 héc ta, gồm 612 nền nhà phố, biệt thự và các cao ốc chung cư với khoảng 1.500 căn hộ, trong đó có khu căn hộ An Viên vừa được tung ra thị trường tuần qua.

Mặc dù tại khu vực này một số dự án căn hộ đang được tiếp tục xây dựng nhưng nhìn chung đã gần như kín đất.

Sôi động phía quận 2

Ngược lại, các dự án nhà đất phía đầu cầu thuộc quận 2 được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội hơn trong thời gian tới. Trên thực tế, lâu nay vì hạ tầng chưa kết nối, nên một số dự án, mặc dù đã được quy hoạch giao đất cho các chủ dự án từ lâu nhưng vẫn được gọi là các "khu đô thị cỏ".

Khu đất ruộng cạnh khu tái định cư Thạnh Mỹ Lơi, quận 2 nằm dọc theo đường vành đai trong dẫn đến cầu Phú Mỹ . Ảnh: Đình Dũng

Theo giới kinh doanh bất động sản khu vực quận 2, hiện dự án rộng 220 héc ta quanh khu vực chân cầu Phú Mỹ chưa có quy hoạch chi tiết và vẫn còn là khu đất ruộng mênh mông. Tuy nhiên, dọc hai bên đường dẫn đến Tỉnh lộ 25B - hiện đang trong bụi mù do đường đang thi công và dòng xe tải nặng nối dài, cũng đã có lác đác vài dự án nhà đất bắt đầu được xây dựng bằng việc bơm cát để ổn định nền.

Nằm trên tuyến đường từ chân cầu Phú Mỹ vào quận 2 dài gần 3 km, dự án khu chung cư Thạnh Mỹ Lợi sẽ bớt hiu quanh hơn khi tuyến đường này đi vào họat động. Đây là dự án chung cư gồm 12 khối nhà với khoảng trên 600 căn hộ được xây dựng để đón dân tái định cư từ khu vực Thủ Thiêm.

Cách dự án Thạnh Mỹ Lợi khoảng 200 m, khu dân cư Cát Lái nằm trên trục đường Nguyễn Thị Định dẫn xuống phà Cát Lái do Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu mới chỉ hiện diện ở bảng giới thiệu dự án. Theo thông tin ghi trên bảng giới thiệu, khu dân cư rộng 44 héc ta này được quy hoạch gồm đất nền, biệt thự và chung cư cùng một số hạng mục khác. Mặc dù được lên kế hoạch khởi công từ tháng 3-2008 và hoàn thành vào tháng 10-2008, nhưng hiện nay nhìn vào vẫn còn là một "đô thị cỏ".

Giá đất nền đã lên cao

Dự án khu dân cư Cát Lái cách cầu Phú Mỹ hơn 2 cây số vẫn còn là khu đất đầy cỏ. Ảnh: Đình Dũng

Tại các sàn giao dịch bất động sản trên đường Trần Não, Lương Định Của, nhân viên của các sàn đều đưa ra những bản vẽ quy hoạch phân lô nền đất chi tiết của từng dự án để chào bán, với lời giới thiệu về tiềm năng sau khi hạ tầng kết nối vào cầu Phú Mỹ hoàn chỉnh.

Chẳng hạn khu Bình Trưng Đông 154 héc ta do Công ty Kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư có đến hơn một chục công ty địa ốc khác đang đầu tư vào khu vực, các nền đất ở dạng hợp đồng đang được chuyển nhượng với giá khoảng 13-15 triệu đồng/m; dự án khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi 143 héc ta đang được chào bán đất nền với giá khoảng từ 24 triệu đồng/m2 đến 32 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, các dự án khác như khu dân cư Huy Hoàng, cụm khu dân cư Công ty Thế Kỷ, Thế Minh và Hà Đô với giá đất nền đang được chào bán khoảng từ 27-35 triệu đồng/m2.

(Theo Đình Dũng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Giao dịch BĐS qua sàn từ góc nhìn doanh nghiệp
  • Đánh thuế chuyển nhượng BĐS : Giới đầu cơ lo sốt vó
  • Hơn 300 DN tham dự triển lãm quốc tế BĐS Việt Nam
  • Ra ngõ... gặp cò bất động sản
  • Giá thuê văn phòng có thể tiếp tục giảm
  • Phân khúc văn phòng cho thuê: Bỏ “A, B”, tìm “C”
  • Nguy cơ ế thừa căn hộ cao cấp
  • Thị trường bất động sản: Cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!