Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Tài chính: Năm 2012 là năm đầy hứa hẹn với chứng khoán

Bộ trưởng cho rằng, với các biện pháp đồng bộ cùng tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế, chứng khoán sẽ đi vào ổn định và khởi sắc trong năm 2012.

Xem xét lại các công ty chứng khoán tồn tại trong các NHTM 
 
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt tại Bộ Tài chính là chưa phù hợp, đề nghị chuyển về cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, để Ủy ban chứng khoán thuộc Bộ Tài chính thì thích hợp hơn.
 
Theo Bộ trưởng, bản thân chứng khoán là một kênh để huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò cung cấp vốn ngắn hạn. Đặc biệt, thị trường chứng khoán rất thích hợp cho các loại đầu tư rủi ro và mạo hiểm. 
 
Vì rủi ro của NHTM thuộc loại rủi ro có tính hệ thống cao, cho nên mọi việc cho vay của NHTM chỉ thích hợp cho vay ngắn hạn và cho vay đầu tư có khả năng chắc chắn thu được vốn và thu được tiền cho ngân hàng. Còn thị trường chứng khoán là chủ yếu kênh huy động vốn trung và dài hạn và kênh rất hấp dẫn cho các loại quỹ và các loại đầu tư có tính chất mạo hiểm nhất là cho các loại ngành công nghệ cao, sinh lời rất lớn nhưng khả năng rủi ro cũng rất cao. Vì vậy 2 kênh này không thể gắn với nhau.
 
Thêm vào đó, để Ủy ban chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính còn liên quan tới việc gắn chặt phát triển thị trường chứng khoán với công tác cổ phần hóa và cải cách sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính vì trong trường hợp này Bộ Tài chính còn phát triển hệ thống thị trường trái phiếu. 
 
Bộ trưởng nói thêm: "Một vấn đề nữa, chúng tôi cũng đang xem xét lại các công ty chứng khoán tồn tại trong các NHTM. Nếu chúng ta không khéo thì không phân tách được vốn tín dụng và vốn thông qua công ty chứng khoán, đôi khi thị trường của chúng ta sẽ rất khó kiểm soát và trở nên méo mó".
 
Theo Bộ trưởng, một số các NHTM đầu tư và cho vay nhưng thực chất là ủy thác đầu tư qua các công ty chứng khoán của mình làm cho nền kinh tế bị méo mó. Vì vậy, 2 kênh thị trường tiền tệ, tín dụng và thị trường vốn phải song hành, có mối quan hệ chặt chẽ nhưng được phân định một cách rõ ràng và phải kiểm soát minh bạch, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân bằng, hài hòa và sắp tới với chức năng thị trường trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế và thích hợp với đầu tư rủi ro và với việc hạn chế mức tín dụng, đây là cơ hội lý tưởng cho thị trường chứng khoán phát triển.

Năm 2012 là năm đầy hứa hẹn với chứng khoán
 
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, thị trường chứng khoán trong năm 2011 rất khó khăn do sản xuất kinh doanh và kinh tế vĩ mô còn có bất ổn, hơn nữa 2011 là năm thị trường chứng khoán thế giới tăng trưởng, sụt giảm bấp bênh, vì vấn đề nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết một cách căn bản. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn lạc quan năm 2012 là năm đầy hứa hẹn với chứng khoán, cho biết. 
 
Ông cho biết, trước hết, thời gian tới tiếp tục có kế hoạch nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán, soạn thảo và trình Chính phủ chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020. Ngoài ra, đã hoàn thành đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm rồi các công ty chứng khoán, chỉ chờ ký trình Bộ Chính trị. Trong khi đó, tái cấu trúc về công ty chứng khoán thực sự bắt đầu theo Quyết định 62/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 10/1/2012. 
 
Với các đề án khác như đề án về thị trường đầu tư gián tiếp, cơ cấu lại trái phiếu Chính phủ theo những lô lớn có tính thanh khoản cao, việc tăng cường công tác quản trị các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và tính công khai minh bạch trên thị trường, Ủy ban chứng khoán cũng đã thực hiện một cách quyết liệt.
 
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về quỹ mở, tới đây sẽ xem xét cả những vấn đề về quỹ hưu trí… Cùng với phát triển hệ thống thông tin điện tử, nâng cấp hệ thống hạ tầng, về lâu dài cũng nghiên cứu để tích hợp sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM. 
 
"Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng tính việc tích hợp 2 hệ thống để làm sao tạo ra thị trường thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư. Tôi xin nói rằng, không ít nhà đầu tư trên thế giới đánh giá tiềm năng của thị trường trái phiếu châu Á và trong đó có Việt Nam – thị trường rất triển vọng trong năm 2012", vị Bộ trưởng nói thêm.
 
Bộ trưởng cũng cho rằng, với các biện pháp ngắn hạn, trung và dài hạn quyết liệt và đồng bộ như vậy và năm 2012 là năm đánh dấu việc tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế trong đó có tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đi vào ổn định và khởi sắc trong năm 2012.  
 
Phương Dung//DVT

  • Chứng khoán 2012: Có gì được gọi là cơ hội
  • Bóc mẽ chiêu móc tiền tài khoản nhà đầu tư
  • Hốt hoảng nguy cơ 'vỡ nợ' của công ty chứng khoán
  • Chứng khoán và những cú sốc ngầm
  • ‘Đại phẫu’ công ty CK: Ngòi nổ vẫn chưa được tháo?
  • Thị trường chứng khoán: Tiến thoái lưỡng nan
  • Chạm vào “nhu cầu” của NĐT nhỏ, lẻ
  • Bất bình đẳng với bản danh sách cấm margin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!