Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng tăng giá điện và sóng cổ phiếu ngành điện

Đồng loạt tăng trần sau thông tin tăng giá bán lẻ điện lên 6,8%, sóng cổ phiếu điện nhanh chóng trở thành con sóng ngắn nhất trên thị trường chứng khoán khi không kéo dài quá hai phiên.

Năm 2009

Trong năm 2009, sản lượng điện tiêu thụ tăng 12,88% so với năm 2008, trong đó sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN năm 2009 đạt 84,75 tỷ kWh, sản lượng điện thương phẩm đạt 74,76 tỷ kWh. Tính trung bình, sản lượng điện trên đầu người ở mức 867 kWh/người/năm. 

Sản lượng điện qua các tháng


Sản lượng điện qua các tháng

EVN đưa vào hoạt động các dự án nguồn điện với tổng công suất gần 3.000 MW. Tuy nhiên, công suất thực tế được đấu vào hệ thống lưới điện quốc gia thấp hơn do các nhà máy điện mới không hoạt động hết công suất ngay từ đầu mà đưa vào hoạt động dần từng tổ máy phát điện. EVN tiếp tục đầu tư vào 40 dự án nguồn điện với tổng công suất 27.654MW, trong đó 19 dự án đang trong giai đoạn triển khai (tổng công suất khoảng 7.303 MW) và 21 dự án đã có đăng ký đầu tư (tổng công suất 20.351 MW).

Trong cơ cấu tiêu dùng điện, sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50%, quản lý và sinh hoạt chiếm trên 40% và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2009 cũng có dấu hiệu tăng trưởng trở lại so với những tháng cuối năm 2008.

Tuy cùng hoạt động trong ngành điện, nhưng kết quả kinh doanh của từng công ty lại rất khác biệt và phụ thuộc phần lớn vào các hợp đồng cung cấp với nhà phân phối độc quyền EVN. Năm 2009, trong khi các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc (PPC,NBP) và thủy điện ở miền Nam (VSH,SJD) được EVN huy động ở mức cao, thì các nhà máy thuỷ điện ở miền Bắc và nhiệt điện ở miền Nam (BTP) lại có mức sản lượng khá khiêm tốn. Điều này có thể lý giải bởi tính thời vụ trong sản xuất điện hiện nay. Trong khi lượng mưa ở miền Trung và Nam khá cao năm qua giúp các nhà máy thuỷ điện trong vùng tích được nhiều nước và tăng công suất phát điện, ở miền Bắc thì ngược lại. Do các hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các nhà máy điện không quy định mức sản lượng mua hàng năm, EVN đã chọn nguồn rẻ nhất.
 
2009Doanh thu (triệu đồng)Tăng trưởng doanh thu (YoY)LNST (triệu đồng)Tăng trưởng LNSTTỷ suất LN gộpTỷ suất LNST
TBC208.995-100%132.840-18%64,81%63,56%
VSH465.834-4%320.783-14%60,43%68,86%
NBP509.00512%56.58415%19,38%11,12%
PPC4.420.95014%889.770-518%28,96%20,13%
BTP1.472.39814%46.443-74%13,33%3,15%

Giá điện tăng, ai hưởng lợi?

Về thực chất, việc tăng giá bán lẻ điện vừa rồi chưa có tác động trực tiếp và ngay tức thì đến kết quả kinh doanh của các công ty ngành điện do hiện tại, các công ty phát điện vẫn đang bán điện cho EVN theo hợp đồng mua bán điện dài hạn PPA (Power Purchase Agreement) với mức giá cố định. Tuy nhiên, đối với những công ty đang đàm phán lại hợp đồng bán điện mới với EVN như PPC, TBC, VSH, thì việc tăng giá bán lẻ điện sẽ giúp các công ty này tăng khả năng đàm phán với mức giá cao hơn.

Theo ông Khuất Minh Toản - Phó giám đốc CTCP Thủy điện Thác Bà (TBC), TBC đang đàm phán giá bán điện cho EVN với mức giá cao hơn năm ngoái. Việc giá bán điện bình quân năm 2010 tăng 6,8% không phải là cơ sở để TBC đề xuất tăng giá bán điện cho EVN mà chủ yếu nhằm bù đắp chi phí đầu vào. TBC gần như không chịu bất cứ tác động gì từ sự kiện tăng giá điện lần này. Việc điều chỉnh giá điện chỉ mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ điện đến tay người tiêu dùng, chứ không phải các đơn vị trực tiếp sản xuất điện như TBC.

Ông Nguyễn Quang Việt - Kế toán trưởng CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) cho biết, từ năm 1996 đến nay, NBP vẫn bán điện cho EVN với giá đã đàm phán. Do đó, NBP không được hưởng lợi gì từ việc tăng giá điện cho đến hết năm 2010. Sau khi đàm phán lại giá bán điện thì NBP mới có thể biết chính xác lợi ích của mình từ việc tăng giá điện.

Theo ông Nguyễn Khắc Sơn – Tổng giám đốc CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), đối với PPC, việc tăng giá điện không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và cũng không tác động đến giá cổ phiếu của PPC. Nhưng PPC sẽ đàm phán với EVN để giá bán điện đầu ra tăng tương ứng với chi phí đầu vào. Như vậy, việc tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí đối với các DN sản xuất dùng điện, chứ không tác động nhiều đến các DN sản xuất điện.

Triển vọng 2010

Với các công ty nhiệt điện, 2010 có thể là một năm nhiều khó khăn khi các yếu tố đầu vào như than và khí đốt rục rịch tăng giá. Cụ thể, giá than tăng 28% từ ngày 1/3/2010 và giá khí khai thác từ mỏ Cửu Long sẽ tăng lên 3,55 USD/BTU từ ngày 1/4/2010. Việc này sẽ dẫn đến tăng giá bán điện cho EVN của các công ty nhiệt điện than như NBP và PPC, tỷ suất lợi nhuận của các công ty này cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng khó có sự bứt phá.

Đối với các công ty có lượng tiền mặt dồi dào, góp vốn vào các dự án điện mới thay vì nâng công suất của những nhà máy hiện tại là một hướng mới, giúp nâng cao công suất phát điện và tăng lợi nhuận trong dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn, các dự án điện mới khó có khả năng thu lợi nhuận. Mặt khác, do yếu tố độc quyền chi phối, sản lượng điện phụ thuộc vào sự huy động của EVN hơn là cung-cầu thực sự của thị trường, EVN vẫn đang giữ vai trò  chủ động trong các hợp đồng bán điện.

Sóng “điện” cực ngắn

Sau khi có thông tin tăng giá điện vào ngày 26/2, gần như 100% cổ phiếu điện trên cả hai sàn đồng loạt tăng giá. Tại sàn TP.HCM, VSH tăng trần 700 đồng/cổ phiếu, VNE tăng trần 700 đồng/cổ phiếu, TMP tăng trần 800 đồng/cổ phiếu, KHP tăng trần 600 đồng/cổ phiếu, TIC tăng trần 600 đồng/cổ phiếu, PPC tăng trần 800 đồng/cổ phiếu... Tại sàn Hà Nội nhiều mã tăng mạnh như NLC tăng 5,56%, HJS tăng 5,2%, TBC tăng 4,42% và NBP tăng 4,28%.

Tuy nhiên, sóng “điện” có lẽ là sóng ngắn nhất từ trước đến nay trên thị trường chứng khoán. Bằng chứng là ngay phiên giao dịch hôm sau 27/2, nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ bán ra 1,56 triệu cổ phiếu VSH và 1,49 triệu cổ phiếu PPC, hai cổ phiếu “đầu ngành”. Tính chung tuần cuối cùng của tháng 2, tuần lễ “le lói” của cổ phiếu ngành điện, khối lượng bán ra PPC của NĐTNN đạt 3,42 triệu đơn vị, tương ứng 60 tỷ đồng, trong khi lượng mua vào chỉ đạt 505.810 đơn vị, tương ứng 8,9 đồng. Đối với VSH,  khối này “xả” 2,9 triệu đơn vị, tương ứng 44,5 tỷ đồng, trong khi chỉ gom 67.030 đơn vị, tương ứng 1 tỷ đồng.

Các mã còn lại của ngành điện hầu như đều giảm giá khi bước sang tháng 3.

Thị giá ngày 26/02Thị giá ngày 11/03
TBC18.918.4
VSH15.816.1
NBP26.825.3
PPC18.017.6
BTP12.311.7

(Stocknews)

  • Chứng khoán khẳng định xu hướng tăng
  • Thị trường giằng co, thanh khoản tiếp tục được cải thiện
  • Đợt 1, VN-Index tăng lên 528,9 điểm
  • Tin vắn chứng khoán ngày 12/3
  • Đa dạng dòng tín dụng vào chứng khoán
  • Cổ phiếu giá cao, thu nhập bèo
  • Dòng tiền đang quay lại?
  • TTCK tháng 3: Cẩn trọng với tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!