Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khối ngoại có lỗ khi liên tục 'ôm' hàng?

 2010 được xem là năm tích cực giao dịch của khối ngoại. Đây cũng là một trong những yếu tố nâng đỡ thị trường chứng khoán Việt Nam không bị giảm sâu. Liệu khối ngoại có bị lỗ, khi thị trường liên tục lình xình suốt năm qua?

Lượng cổ phiếu mà khối ngoại mua trong năm qua lên đến 838 triệu đơn vị, trong đó giá trị mua ròng đến 202 triệu đơn vị, tương đương 12.334 tỷ đồng, cao hơn cả hai năm 2008 và 2009 cộng lại. Đây là giá trị mua ròng cao nhất, sau khi đạt lỷ lục năm 2007.

Chiến lược tập trung

Theo bà Đặng Lan Hương - Trưởng nhóm phân tích chứng khoán Âu Việt (AVS), năm 2010 là năm đà tăng trưởng kinh tế thế giới dần phục hồi, giá chứng khoán thị trường Việt Nam giảm mạnh, đã tạo động lực cho khối ngoại tăng cường mua.

Nhóm 20 cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh nhất, chiếm đến 83.5% tổng giá trị mua ròng toàn thị trường là: HAG, BVH, KBC, FPT, VNM, DIG, HPG, SJS, OGC, HSG, MSN, VCB, CTD, PVD, SSI, EIB, GMD, DPM, PVF, KDC. Trong đó, HAG, BVH, KBC, DIG, VCB, MSN là những cổ phiếu được khối ngoại liên tục mua ròng cả năm qua.

Đáng nói, những cổ phiếu này được khối ngoại mua ở mức rất rẻ so với năm trước.  Mức giá trung bình, tính theo cổ phiếu năm 2010 là 44.000 đồng một cổ phiếu, rẻ hơn so với năm 2009 là 4.000 đồng và năm 2007 là hơn 100.000 đồng.  

Như vậy, thị trường càng giảm điểm, khối ngoại càng tăng mua. Thời điểm khối ngoại mua ròng nhiều nhất từ tháng 4 trở đi, mua mạnh và ổn định nhất khi chỉ số Vn - Index dao động ở mức 440 - 460. Với chiến lược bình quân giá thì rõ ràng, khối ngoại hiện không bị lỗ khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2010.

Đẩy mạnh mua ròng để giảm lỗ

Theo các chuyên gia, việc khối ngoại mua ròng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang nắm giữ, nhằm tạo một lực đỡ để giá không giảm sâu, đồng thời bớt áp lực thua lỗ. Đây là một động thái cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang tận dụng thị trường giảm để mua, nắm giữ doanh nghiệp tốt, có thương hiệu mạnh, với giá rẻ. Mặt khác, năm 2010, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, chính sách tiền tệ mở rộng ở nhiều cường quốc, như Mỹ, Nhật, được áp dụng, chi phí vốn trở nên rất rẻ, điều này làm cho một lượng lớn vốn chạy vào các nước mới nổi, để tìm khả năng sinh lợi. Thị trường Việt Nam, tuy không hấp dẫn lượng vốn này như Thái Lan, Indonesia, Singapore, nhưng trong năm 2010 cũng đã thu hút được lượng vốn đáng kể. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, giữa tháng 9, khoảng 2 tỷ USD Mỹ carry trade (chiến thuật nhà đầu tư bán một ngoại tệ cụ thể có tỉ số lãi suất cho vay tương đối thấp, dùng số tiền thu được để mua một loại ngoại tệ khác có tỉ số lãi suất cao) đã vào Việt Nam. Đến hiện tại, số tiền này chưa bị rút ra và một phần lượng tiền này đã chảy vào chứng khoán.

Tuy chưa thể lượng hóa được lãi/lỗ của khối ngoại khi tham gia vào thị trương chứng khoán Việt Nam nhưng nhìn chuỗi mua ròng, có thể thấy, khối ngoại cũng đang gặp khó trong tìm kiếm lợi nhuận. Và để giảm lỗ, thời gian tới, khối này sẽ tăng cường bán ra khi thị trường tăng điểm, để hiện thự

(Báo Đất Việt)

  • Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/12
  • Ngăn chặn thao túng giá chứng khoán: CTCK cũng cần phải được giám sát
  • Mở phiên xanh sắc, cả hai sàn đều tăng điểm
  • Top 5 cổ phiếu tăng/giảm giá nhiều nhất trong tuần từ 10-17/12
  • Triển khai nghiệp vụ IB : Sân chơi không dành cho những 'tay mơ'
  • Hậu trường của các thương vụ M&A
  • OTC: Khó thoái vốn
  • Doanh nghiệp ngành thực phẩm: Tăng tốc về đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!