Có một điều bất ngờ ngoài dự đoán, tuần trước chỉ số chứng khoán đã không tăng mà còn giảm mạnh, mở đầu tuần này lại giảm tiếp.
![]() |
Tuần giao dịch 15-19.3, diễn biến trên hai sàn có sự bất ngờ. Sự bất ngờ thể hiện ở bốn điểm sau đây.
Một, trong 5 phiên giao dịch đã có 2 phiên tăng, 3 phiên giảm, tức là số phiên giảm nhiều hơn số phiên tăng; khác hẳn với 6 tuần trước đó là số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm.
Hai, số điểm giảm nhiều hơn số điểm tăng đã làm cho cả tuần bị giảm 15,52 điểm (-3%), một mức giảm khá lớn so với 6 tuần trước.
Ba, tình hình cơ cấu lại danh mục đầu tư (đảo danh mục, lướt sóng giữa các mã) khá nhanh, khá lớn.
Bốn, tình trạng “lùi nhiều hơn tiến” trong tuần qua không phải do tác động của các thông tin xấu. Giá trị giao dịch vẫn ở mức khá cao. Trên sàn HOSE, giá trị giao dịch bình quân 1 phiên đạt 2.403,1 tỉ đồng, xấp xỉ so với tuần liền trước, cao hơn các tuần trước nữa (bình quân 1 phiên của tuần giao dịch 8-12.3 đạt 2.478,7 tỉ đồng, tuần 1-5.3 đạt 1.715,2 tỉ đồng, tuần từ 22-26.2 đạt 1.133,8 tỉ đồng, tuần 8-12.2 đạt 973,9 tỉ đồng, tuần 1-5.2 đạt 1.376 tỉ đồng, tuần 25-29.1 đạt 1.170,8 tỉ đồng, tuần 18-22.1 đạt 1.500,5 tỉ đồng, tuần 11-15.1 đạt 1.886,4 tỉ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn HOSE cả 5 phiên trên 300 tỉ đồng, mua ròng gần 68 tỉ đồng trên sàn HNX. Chính sách tiền tệ chưa có dấu hiệu thắt chặt. Có chăng là tình hình tăng cung do nhà đầu tư lướt sóng bán chốt lời, do các công ty niêm yết phát hành cổ phiếu bổ sung tăng vốn, và một vài tin đồn mù mờ…
Tuần này, mặc dù ngày mở đầu đã bị giảm trên cả 2 sàn, nhưng người viết vẫn dự đoán chỉ số chứng khoán sẽ tăng lên mức tăng có thể bù đủ cho sự giảm xuống của tuần trước. Căn cứ của dự đoán trên có nhiều.
Giá trị giao dịch trên cả hai sàn ngày đầu tuần giảm điểm vẫn còn ở mức trên 2,6 ngàn tỉ đồng- tuy thấp hơn một số phiên trước nhưng vẫn là mức có thể chấp nhận được, nhất là hầu hết trong số đó “tiền tươi thóc thật” của nhà đầu tư, không phải là tiền vay ngân hàng, tiền từ đòn bẩy tài chính.
Mức lạm phát tháng 3 tuy tăng lên, nhưng có lẽ chỉ xoay quanh mức 0,75% và là mức chưa phải chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện. Lãi suất cơ bản khó mà tăng lên do mức lãi suất cho vay hiện đã quá cao, các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn về vốn cũng như chi phí vốn.
Tăng trưởng kinh tế quý I năm nay được dự báo tăng khoảng 5,7- 5,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,1% của quý I năm trước. Các kênh đầu tư khác hiện chưa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư (lãi suất gửi tiết kiệm đã chuyển từ thực dương sang thực âm từ tháng 12 năm trước do thấp hơn tăng giá tiêu dùng, giá vàng thế giới giảm và trong nước giảm theo, giá USD đứng và giảm, bất động sản chưa động).
(Thanh niên)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com